Bàn thờ đá thời Ai Cập cổ đại

Google News

Chiếc bàn thờ đá này có đủ 'lễ vật' cho người đã khuất, điều đặc biệt là không phải ai cũng có thể sở hữu món đồ quý giá này.

Ai Cập cổ đại là một trong bốn nền văn minh cổ đại trên thế giới. Năm 3200 TCN, quốc gia thống nhất và bắt đầu những bước phát triển dài trong lịch sử. Trải qua các triều đại, người Ai Cập cổ đại không chỉ xây dựng các kim tự tháp, đền đài, tháp có quy mô lớn mà còn tạo ra một hệ thống văn hóa tiên tiến với các chữ tượng hình của riêng họ.

Có thể nói Ai Cập cổ đại là một 'đế chế' giàu có và bí ẩn trên trái đất, khơi dậy sự tò mò của nhiều người.

Trong thời kỳ này, hoàng gia và tầng lớp quý tộc có địa vị cao nhất, cuộc sống vật chất của họ cũng rất xa hoa. Mentuemhat là một người rất quyền lực trong sử sách cổ đại các Vương triều Ai Cập.

Theo trang The Biography, ông là nhà tiên tri thứ tư của Amun ở Karnak và giữ vị trí đứng đầu trong tất cả các vị thần của Nam và Bắc. Không những vậy, Mentuemhat còn kiêm nhiệm chức tương đương Thống đốc của Ai Cập.

Tuy không phải là nhà vua nhưng ông là người có quyền lực đặc biệt nên sau khi qua đời lăng mộ 'hoành tráng' không kém gì các Pharaoh. Không lâu sau đó, ngôi mộ bị dòm ngó và tất cả đồ trang sức, vàng bạc châu báu trong ngôi mộ đều bị đánh cắp.

Tuy nhiên còn một di vật còn sót lại trong lăng mộ của Mentuemhat đó là bàn thờ bằng đá. Vào năm 1824, nó được xuất hiện trong một cuộc đấu giá và được người đàn ông giàu có Bernardi Derovetti mua lại.

Cận cảnh chiếc bàn thờ đá (Ảnh: Kknews)

Bàn thờ bằng đá này rộng 33,5 cm dài 74 cm, màu xám đen. Nhìn kỹ, trên chiếc bàn thờ bằng đá có các lễ vật như bánh, đồ dùng và một chiếc ấm trông rất kỳ dị. Chiếc ấm đã bị sứt mẻ theo thời gian nhưng các hoa văn trên đó rất rõ ràng hình ảnh của bảy vị thần được sơn bằng dầu thánh.

Quan sát kỹ có thể thấy trên mép bàn thờ có khắc những 'chữ tượng hình' mô tả nghi lễ thanh tẩy và nghi lễ hiến tế.

Người Ai Cập cổ đại tin vào thần thánh, họ tin rằng sự tồn tại của thế giới bên kia giống như mặt trời mọc sau khi mặt trời lặn, con người sau khi chết không biến mất mà tiếp tục sống ở một thế giới khác. Chính vì niềm tin này mà người Ai Cập cổ đại rất chú trọng đến các đồ dùng tang lễ, họ vẽ hoặc vẽ đồ ăn trên đồ gốm và bàn thờ trong lăng mộ.

Bàn thờ đá của Mentuemhart là ví dụ điển hình cho tín ngưỡng này. Thức ăn và ấm đun nước trên đó đều có sẵn, điều này thể hiện mong muốn của người Ai Cập cổ đại về sự an nhàn sau khi chết. Đối với cái ấm ở trên, người ta nói rằng chỉ cần đổ nước lên tượng trưng cho việc mang lại 'sinh khí', là một hình thức dâng đồ thờ cúng cho người đã khuất.

Những di vật còn sót lại trong lăng mộ của Mentuemhat được đánh giá là vô cũng có giá trị. Nó không chỉ cho chúng ta biết bàn thờ Ai Cập được sắp đặt như thế nào, mà còn mở ra cánh cửa bí ẩn về văn hóa hiến tế cổ đại. 

Theo Thuy Anh/Pháp luật & Bạn đọc