Trong thư nhà độc tài xin phép nơi làm việc cho ông nghỉ phép một thời gian. Bức thư đầy lỗi đánh máy này chỉ có vỏn vẹn vài dòng:
Lá thư có một không hai bộc lộ tham vọng "ngút trời" của trùm phát xít (Ảnh gốc: The Star)
"Hitler chính thức trở thành công dân Braunschweig vào 25/2/1932, chỉ 4 ngày trước khi ông viết lá thư này", chuyên gia tài liệu lịch sử Westwood Brookesv cho biết, "bức thư được định giá khoảng 7.900 USD, bởi có rất nhiều tài liệu có chữ ký của Hitler nhưng thư từ thì cực kỳ hiếm".
Brookesv cũng khẳng định giá trị của lá thư nằm ở việc Hitler đã thể hiện tham vọng quyền lực trắng trợn của mình.
Và như chúng ta đã biết, Hitler đứng ra tranh cử năm đó nhưng không thành công. Ông đắc cử vào năm sau, còn diễn biến tiếp theo chính là... lịch sử của chúng ta.
Khi viết là thư này, Hitler đang làm việc ở đâu?
Hitler từng là một gã trai lông bông không bạn bè, không nghề nghiệp, nhưng trong thời điểm viết lá thư này, Hitler đang làm một công việc hành chính. Điều này nghe có vẻ vô lý với nhà độc tài chúng ta vẫn biết tới, nhưng đây là một trong những bước đi đầy toan tính của Hitler.
Hitler vốn có quốc tịch Áo, được sinh ra và lớn lên tại đế quốc Áo - Hung. Với tình yêu khao khát phục vụ nước Đức, nhà độc tài tương lai chuyển đến sống tại Đức năm 1913 và phục vụ trung thành cho quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hitler thậm chí còn bị thương nặng do một mảnh bom găm sâu vào tận xương đùi và phải nằm viện mất 5 tháng.
Hình ảnh được cho là của Hitler tại điểm đăng kí nhập ngũ ở Đức trước khi chiến tranh nổ ra (Ảnh: Getty Images)
Hitler là một người lính liên lạc trong quân đội Đức, ông còn giành được huân chương Chữ thập Sắt hàng Nhất cho những chiến công của mình (Ảnh: Ribalych)
Trở về từ chiến tranh, Hitler được bổ nhiệm làm một công việc hành chính cấp thấp tại bang Braunschweig nước Đức. Đây một bước quan trọng trong sự nghiệp chính trị để ông có quyền công dân Đức và được tham gia ứng cử Tổng thống.
Theo trang tin Spiegel, khi Adolf Hitler được trao quyền công dân Đức, ông đã gạt đi những lời chúc mừng của mọi người trên đường mà nói: "Các bạn nên chúc mừng nước Đức chứ không phải tôi!"
Theo Tammy/ Pháp luật & Bạn đọc