Cây phất dụ (phát tài ) trong phong thủy
Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Hồng Kông: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.
Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó:
– Phất dụ xanh – biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng – còn goi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc – xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…
Phất dụ tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phất dụ như sau:
Mộc: Bản thân cây phất dụ.
Thổ: Nơi cây sinh sôi.
Thủy: Nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn.
Hỏa: Khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu.
Kim: Khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính.
|
Ảnh minh họa. |
Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận.
Ý nghĩa của cây phát tài trong phong thủy
Cây Phát Tài rất dễ trồng, có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thân thẳng, hiên ngang. Lá cây màu xanh xòe rộng đi kèm với các đường gân màu vàng mang đến cho cây một vẻ đẹp quyến rũ khó tả. Cây góp phần tô điểm thêm vẻ sang trọng cho không gian sống của chúng ta và có thể thích nghi tốt với môi người thiếu sáng. Chính vì vậy, theo phong thủy cây phát tài mang lại sự may mắn, năng lượng dồi dào và sự yên bình. Cây Phát Tài có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ cũng dễ lưu thông, tâm hồn tự do, thăng hoa.
Cây phát tài không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm. Bạn nên trồng phát tài ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây. Phát tài tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phát tài như sau: Mộc: bản thân cây phát tài. Thổ: nơi cây sinh sôi. Thủy: nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn. Hỏa: khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu. Kim: khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính
Khi trồng làm cây cảnh trước sân, xung quanh nhà, cây phát tài có một thân mọc thẳng vút lên. Cây lâu năm phát triển cao, cành lá sum suê xanh mướt, sinh chồi nảy lộc. Hằng cuối năm, trong tiết trời se lạnh của mùa giáng sinh, phát tài đồng loạt trổ bông thành những chùm dài, tỏa hương thơm ngát.
Theo Hạ Vy/Khỏe & Đẹp