Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng chắc chắn là một đại mưu thần, ông là người duy nhất đánh bại những người khác bằng chính tài năng của bản thân mình - làm trợ thủ đắc lực cho Lưu Bị.
Khi Lưu Bị tham gia vào cuộc tranh bá Tam Quốc, Viên Thiệu và Tào Tháo đã vô cùng lớn mạnh, hai người họ đã quét sạch tất cả mọi nơi. Tôn Kiên cũng có sự trợ giúp của "Ngọc tỷ", chỉ có Lưu Bị là một mình âm thầm lặng lẽ tìm kiếm cơ hội cho mình.
Lúc này Gia Cát Lượng với vai trò là mưu sĩ đã nói với Lưu Bị: Nếu bây giờ phát triển vẫn còn kịp, đầu tiên nên liên minh với Ngô để chống lại Tào. Giành được Kinh Châu, lấy Kinh Châu làm bàn đạp để tấn công Tây Xuyên, sau đó đoạt lấy Hán Trung, đợi thiên hạ có biến thì xuất binh nuốt chửng Tào Ngụy.
Quả nhiên tất cả đều gần giống với dự đoán của Gia Cát Lượng, cứ như thế, Lưu Bị đã hoàn thành được lý tưởng, hoài bão của mình dưới sự trợ giúp của Gia Cát Lượng.
Lưu Bị nhanh chóng trở nên hùng mạnh, cùng với Ngụy và Ngô tạo nên thế chân vạc Tam Quốc. Gia Cát Lượng bẩm sinh không có điều kiện tiên thiên xưng đế nên chỉ có thể làm trợ thủ đắc lực cho người khác.
Tư Mã Ý thì giống một tên trộm gà hơn, ông nhìn thấy trong Tam Quốc ai cũng có gia cảnh hiển hách, trợ thủ mưu sĩ vô cùng tài giỏi, còn bản thân mình xuất thân bình thường, không có tiền cũng không có thế.
Vì vậy, ông đã mua một bảo bối bất tử giúp mình vẫn sống tốt khi mà các thế hệ anh hùng của Tam Quốc đều đã chết, để đến cuối cùng ông cũng có thể thực hiện được nguyện vọng của bản thân.
Kế hoạch cuối cùng của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý
Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng luôn luôn ở trong trạng thái đấu trí, đấu dũng, dù có chết hai người cũng phải chiến đấu đến trận cuối cùng trong đời.
Trước khi Gia Cát Lượng chết vì bạo bệnh ở Ngũ Trượng Nguyên, ông đã sắp xếp ổn thỏa nơi chôn thân của bản thân mình, không một ai biết đến nơi chôn thân của ông.
Núi Định Quân có mộ chôn quần áo và di vật của Gia Cát Lượng, đền Vũ Hầu ở Thành Đô cũng có quần áo và di vật của ông, ba người khiêng quan tài duy nhất biết nơi chôn cất của ông cũng chết vì đấu tranh nội bộ, vì thế trên thế gian này không còn ai biết đến nơi chôn thân của Gia Cát Lượng nữa.
Trước khi chết, Gia Cát Lượng gọi ba binh sĩ đến, yêu cầu họ khiêng quan tài đi về phía Nam, dây thừng buộc quan tài lại bị đứt ở đâu, nơi đó sẽ là nơi chôn cất ông.
Trước khi chết, Tư Mã Ý cũng đã sắp xếp ổn thỏa chuyện hậu sự của bản thân mình. Trọng Đạt không sử dụng kế làm mộ giả của Tào Mạnh Đức, cũng không bắt chước kế chôn thân nơi dây thừng bị đứt của Gia Cát Lượng, mà ông dùng kế ba không, không đắp mộ, không dựng bia, không cúng tế.
Cũng có nghĩa là sau khi Tư Mã Ý được mai táng, nơi chôn cất ông không được đắp mộ và cũng không có bia mộ, chỉ là một khu đất bằng phẳng như những chỗ khác. Xung quanh mộ của ông cũng không được trồng cây tùng bách như lăng tẩm của các vương công đại thần vốn cấp bậc càng cao thì số lượng cây càng nhiều.
Tư Mã Ý cũng quy định, con cháu đời sau không được phép đến mộ của ông để cúng tế, sau khi vợ của ông chết cũng không được hợp táng ở đây, nếu muốn cúng tế thì phải đến mộ chôn quần áo và di vật của ông để cúng tế.
Kế ba không của Tư Mã Ý đã giúp ông được an hưởng hơn một nghìn năm thanh tĩnh. Nhưng cuối cùng mộ của ông đã bị một người nông dân vô tình đào lên trong khi cho đến nay, vẫn chưa ai tìm thấy lăng mộ của Gia Cát Lượng.
Vì thế mới nói, cùng để lại kế hoạch cuối cùng cho hậu sự của mình nhưng cuối cùng, Gia Cát Lượng đã cao tay hơn Tư Mã Ý.
Theo Khánh An/ Tổ Quốc