Nói đến thời Tam Quốc, có một nhân vật chắc chắn không thể không nhắc đến, đó chính là Gia Cát Lượng.
Nói cho cùng "Tam quốc diễn nghĩa" chủ yếu được mở ra từ góc độ của nước Thục, mà Gia Cát Lượng là nhân vật quan trọng của nước Thục, trong tiểu thuyết mô tả về ông quả là thần thánh hoá.
Trí tuệ của cả nước Thục tập trung ở con người Gia Cát Lượng, ông lấn át những nhân vật Tam Quốc khác. Về sau, ngay cả khi đã không còn nữa, mưu kế do ông để lại vẫn khiến đối phương e ngại.
Cả cuộc đời Tể tướng Gia Cát quả thực không có vết nhơ. Giỏi giang đến mức ấy nên khi còn sống, tất nhiên người khác không thể làm gì được ông. Nhưng kẻ ghen tị vẫn tồn tại, cho nên sau khi Gia Cát Lượng qua đời, con cháu ông sẽ chẳng còn ai bảo vệ.
Thế nhưng Gia Cát Lượng giỏi ở chỗ biết lo liệu cả những việc trong tương lai. Ông đã thu xếp ổn thoả cho con cháu của mình, chỉ bằng một cách đơn giản, đã có thể đảm bảo cho con cháu mình sau này được an toàn, không phải lo nghĩ.
Vậy rốt cuộc, Gia Cát Lượng đã làm gì?
"Tam quốc diễn nghĩa" mô tả gần như rất ít về con cháu Gia Cát Lượng, cứ như thể ông đột nhiên có một người con trai.
Nhưng khảo chứng từ lịch sử, chúng ta sẽ thấy Gia Cát Lượng có thể nói là ví dụ điển hình của hiện tượng có con muộn, nên mới dẫn tới việc tuổi tác của ông và con trai là Gia Cát Chiêm chênh lệch khá lớn. Gia Cát Lượng yêu chiều đứa con này cũng là hiển nhiên.
Bản thân ông cả đời đã có được gần như mọi vinh quang mà một kẻ bề tôi có thể đạt được, cũng đã chứng kiến sự đấu đá trong tối ngoài sáng chốn quan trường, nên càng hy vọng con mình được sống bình an.
Những thứ giàu sang phú quý đâu phải ai ai cũng đều muốn theo đuổi. Suy nghĩ này nói lên rằng Gia Cát Thừa tướng quả nhiên không phải người tầm thường. Nếu so sánh về phương diện này, người làm cha mẹ ngày nay có thể chưa nhiều người làm được.
Trong bối cảnh thời đại Gia Cát Lượng sinh sống, các nước không ngừng xâu xé nhau, muốn đảm bảo luôn được bình an là một việc rất khó khăn. Khi ấy Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng phò tá Lưu Thiện chống đỡ cả một đất nước.
Nếu so sánh với cha mình, Lưu Thiện thua kém không chỉ đôi chút, cho nên việc trong triều gần như đều do Gia Cát Lượng quyết định. Gia Cát Lượng nắm quyền cao chức trọng, nên ông đắc tội cũng không ít người, đem về không biết bao nhiêu thù hằn cho nhà Gia Cát.
Khi Gia Cát Lượng còn sống, tất nhiên có thể xử lý những chuyện này, nhưng một khi Gia Cát Lượng qua đời, con trai ông sẽ gặp phải nguy hiểm. Bởi thế Gia Cát Lượng đã lo liệu cho con trai mình từ rất sớm.
Ở trên cũng đã nói, khi con trai của Gia Cát Lượng ra đời, tuổi của Gia Cát Lượng đã cao, cho nên khi ông qua đời, con của ông vẫn chưa trưởng thành.
Lo rằng con trai chưa thể tự bảo vệ mình, Gia Cát Lượng đã viết cho quốc quân Lưu Thiện một bức thư, trong đó là những lời lẽ thể hiện lòng trung thành.
Lưu Thiện đọc xong đã rất cảm động. Phần cuối của bức thư, Gia Cát Lượng còn nói con trai quá nhỏ, cũng chẳng có năng lực gì, ông muốn gửi gắm toàn bộ tài sản và con trai của mình cho Lưu Thiện, mong Lưu Thiện có thể bảo vệ cho con trai ông.
Thật ra Lưu Thiện rất tín nhiệm Thừa tướng, suy cho cùng nếu không có Gia Cát Lượng, có lẽ Lưu Thiện đã chẳng dễ dàng được làm Hoàng đế, cho nên bức thư của Gia Cát Lượng đã phát huy tác dụng.
Lưu Thiện đã bảo vệ con trai của Gia Cát Lượng rất tốt, không những cho Gia Cát Chiêm chức quan, còn gả công chúa của mình cho Chiêm. Bản thân
Gia Cát Chiêm đã sống một đời bình an ngay giữa thời kỳ loạn lạc, hoàn toàn giống với những gì cha ông mong muốn.
Theo Pháp luật và Bạn đọc