Hán Thành Đế (chữ Hán: 汉成帝; 51 TCN – 18 tháng 3, 7 TCN), tên thật là Lưu Ngao (劉驁) là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 33 TCN đến năm 7 TCN, tổng 26 năm.
Hán Thành Đế bị đánh giá là hôn quân trong lịch sử nhà Hán, ham mê tửu sắc, hoang dâm vô đạo không lo việc triều chính. Quyền hành trong triều đều bị phân hóa vào tay họ Vương, dòng họ của mẹ ông là Vương Chính Quân (王政君), đây là tiền đề để Vương Mãng (王莽) giành quyền lực.
|
Ảnh minh họa. |
Sở hữu trong tay 2 mỹ nhân bậc nhất Trung Quốc là Triệu Phi Yến và Hợp Đức, vua Hán Thành hằng ngày sống trong cuộc sống tình dục.
Được biết, cả 2 người đẹp của vua Hán Thành đều có nhu cầu tình dục khá mạnh mẽ, chính vì thế để đáp ứng được 2 mỹ nhân vị vua hiếu dâm Hàn Thành phải dốc hết sức mình.
Dù thân thể nhanh chóng xác xơ bởi các cuộc hoan lạc thâu đêm suốt sáng nhưng vua Hán Thành vẫn đam mê và phụ thuộc quá nhiều vào thuốc xuân dược.
Do ham chơi quá độ, ở tuổi 45 vua Hán Thành đột tử ngay khi đang mây mưa với mỹ nhân Hợp Đức.
Hán Thành đế Lưu Ngạo, tự là Thái Tôn. sinh năm 51 trước Công nguyên, tức trưởng nam của Hán Nguyên đế, cháu đích tôn của Hán Tuyên đế. Cái tên Lưu Ngạo được chính Hán Tuyên đế ưu ái tặng cho cháu mình. Chữ Ngạo hàm nghĩa tuấn mã phi ngàn dặm, Thái Tôn ý chỉ người kế thừa của thái tử. Nhưng trái với những kỳ vọng của bậc tiên đế, Lưu Ngạo lại trở thành kẻ chỉ đắm chìm trong sắc dục mà bỏ bê triều chính, là mối họa cho vương triều nhà Hán.
Thói ăn chơi hưởng lạc, vui thú sắc dục của Hán Thành đế càng trở nên vô độ khi tức vị lên ngôi. Không màng chuyện chính sự, càng chẳng bận tâm tới cuộc sống cùng cực khốn khổ của bách tính muôn dân, Thành đế truyền lệnh cho xây tới tấp các cung điện để phục vụ chuyện ăn chơi hưởng lạc của mình. Thậm chí, vị vua hiếu dâm này còn triệu đủ 3.000 mỹ nữ vào cung để tha hồ “thưởng hoa vầy nguyệt”.
Nhưng vốn hám của lạ, Hán Thành đế thay mỹ nhân bên mình như thay áo. Chán ngán Hứa hoàng hậu nhan sắc tàn phai, nhà vua thờ ơ lạnh nhạt, rồi dồn mọi quan tâm, chăm chút, yêu chiều sang Ban Tiệp dư, sau đó là nàng thị nữ Lý Bình. Nhưng tới khi có sự xuất hiện của chị em Triệu Phi Yến, Triệu Hợp Đức, sóng gió chốn hậu cung mới nổi lên dữ dội.
Ngay lập tức, Hứa hoàng hậu bị phế bỏ. Triệu Phi Yến với vóc dáng mảnh mai, nhan sắc khuynh nước khuynh thành được lập làm hoàng hậu. Cô em Hợp Đức cũng chẳng kém cạnh là bao, đứng dưới một người mà đạp trên muôn kẻ, được phong làm Tiệp dư.
Mười mươi biết rõ, nhan sắc của mình đủ sức hớp trọn hồn vía của bậc đế vương, chị em họ Triệu đưa ra đủ yêu sách, buộc Thành đế phải răm rắp thực hiện. Một là, không được phép “lâm hạnh” cùng các phi tần, mỹ nữ khác trong cung ngoài họ. Hai là, chỉ con trai do chị em Phi Yến, Hợp Đức hạ sinh mới đủ tư cách làm thái tử, kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, suốt 10 năm sống trong hậu cung, cả hai vẫn chẳng sinh nổi cho hoàng đế một mụn “long chủng” (con vua).
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Theo Đăng Nguyên/ Dân Việt