Cuộc sống từ xưa đến nay thì con người luôn được dạy bảo phải sống tốt, phải tạo ra phước báo để vun trồng công đức cho chính bản thân và những người thân xung quanh mình.
Có rất nhiều cách để có thể tạo ra phước báo mà không phải cứ nhất thiết là bỏ ra của cải và công sức. Ai khen chê một cách thành thật thì được phúc vô lượng, một tiếng khen nhẹ nhàng cũng giống như liều thuốc bổ giúp ta nhanh chóng khỏe mạnh lại.
Phật dạy khi nghe ai đó chê bai hay chỉ trích mình thì chớ có vội buồn bã, vì khi buồn ta sẽ dễ dàng đánh mất đi sự điềm tĩnh, lúc đó ta không còn biết đó là lời chê đúng hay là sai. Vốn dĩ khen chê là chuyện thường tình, có người khen để lấy lòng thiên hạ, nhưng cũng có người chê vì ganh ghét đố kỵ. Vậy nên mỗi người phải sáng suốt trước tất cả những lời khen chê.
Cuộc sống ta sẽ tiếp xúc với lời khen chê, ta phải lắng nghe để biết mà sửa bản thân mình. Ai chê thì hãy cố gắng thay đổi, sửa chữa mà ai khen thì phải dè dặt, khoan đã vui mừng, bởi lời khen đều có mục đích của nó cả.
Đời người khi chê người khác đó đã là một việc khó nhưng có đủ bản lĩnh để đón nhận lời chê đó còn khó gấp vạn lần. Hãy bình tĩnh lắng nghe những lời khen chê, đừng để cảm xúc đưa mình đến với những suy nghĩ rằng mình đang bị lấn át.
Mỗi lời khen đúng sẽ giúp ta thăng hoa đạo đức tâm linh, nhưng lời khen sai chỉ làm hại ta rơi vào tội lỗi. Đối với người mà mình đã có ác cảm thì cho dù họ có làm điều gì tốt, điều phải thì mình vẫn làm lơ, có khi còn lôi ra để phê bình.
Đối với người mà mình đã có cảm tình đã thương rồi, dù họ có làm điều gì sai quấy cũng không phê phán, lại còn tìm cách bênh vực. Suy cho cùng thì tình cảm chi phối con người, chúng ta khen ai, ủng hộ ai hay chê ai đều có mục đích khác nhau của mỗi người.
Theo Truy Nguyệt/Khoevadep