Mang bức tranh 1.400 tuổi đi kiểm định bảo vật bị chê là hàng giả

Google News

Bà Thạch Thu Lâm nghe lời nhận định của chuyên gia thì không buồn phiền mà cười lớn:

Những năm gần đây, thú chơi đồ cổ đang nở rộ tại đất nước tỷ dân. Với đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, người dân Trung Quốc hiện quan tâm nhiều hơn đến những di tích văn hóa, cổ vật có giá trị nghệ thuật và kinh tế.

Để thấu hiểu, đo lường giá trị món đồ cổ trong tay, người dân thường xuyên tìm tới địa chỉ uy tín là các chương trình thẩm định bảo vật của Trung ương và từng địa phương. Từ đây, nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh cổ vật và chủ nhân của chúng đã được tiết lộ,

Trong một chương trình thẩm định bảo vật địa phương, một người phụ nữ đứng tuổi có tên Thạch Thu Lâm đã mang bức tranh trong bộ sưu tập của mình đi định giá. Bà Thạch không chỉ có phong thái quý phái, là phu nhân trong một gia đình bề thế mà bản thân cũng là một họa sĩ với ít nhiều hiểu biết về thưởng thức cổ vật.

Ảnh minh họa.

Theo bà Thạch, bức tranh của bà là bức họa cổ 1.400 tuổi của tác giả Trương Thiện Quả - một trong "họa gia tứ tổ" (4 vị họa sĩ bậc thầy được coi là ông tổ ngành hội họa Trung Quốc).

Với trình độ hội họa tuyệt vời cùng tiếng thơm ngàn năm, những bức tranh của Trương Thiện Quả luôn được giới sưu tầm săn lùng, nhiều người phải đăng ký trước vài năm để được đấu giá mua tranh của ông. Việc được trực tiếp định giá tranh của họa sĩ này khiến các chuyên gia vô cùng hào hứng.

Tuy nhiên sau khi kiểm tra kỹ bức họa của bà Thạch, các chuyên gia lại xác định đây là một bức tranh giả.

Kết quả thẩm định cho thấy trên tranh có tổng cộng 5 con dấu bao gồm dấu của triều đình Bắc Tống, dấu của sủng phi vua Tống Cao Tông và dấu của Hoàng đế Càn Long. Ba con dấu thuộc những thời kỳ cách xa nhau nhưng màu chu sa thì vẫn giống hệt nhau. Điều này đã dẫn đến kết luận đây là bức tranh giả.

Bà Thạch Thu Lâm nghe tới đây thì cười lớn: "Các chuyên gia có biết tranh này từ đâu ra không?"

Bà Thạch cho biết bức tranh này bà mua trong buổi đấu giá của một bảo tàng Nhật Bản, giá mua tranh là 10 triệu NDT. Tranh đã từng thuộc sở hữu của viện bảo tàng, không lẽ nào có thể là tranh giả.

Trước tuyên bố của bà Thạch, các chuyên gia chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở rằng kể cả bảo vật được trưng bày trong bảo tàng cũng vẫn có khả năng bị làm giả.

Chủ nhân bức tranh không đồng ý với các chuyên gia, bà đành miễn cưỡng rời khỏi buổi thẩm định và cho biết sẽ tiếp tục mang tranh đến nơi khác thẩm định tiếp.

Theo Tammy/Báo Tổ quốc