Nghi thức dùng kiếm mổ bụng tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

Google News

Mổ bụng (Seppuku) là nghi thức tự sát của chiến binh Samurai Nhật Bản, những người không muốn sống trong ô nhục hoặc khi rơi vào tay kẻ thù.

Theo Vintage News, vệc Samurai tình nguyện thực hiện nghi thức mổ bụng tự sát được quy định rõ trong nguyên tắc của võ sĩ đạo (Bushido).
Đó là thà chết trong danh dự còn hơn để rơi vào tay kẻ thù và bị tra tấn. Mổ bụng cũng là hình phạt khắc nghiệt nhất đối với những Samurai gây tội ác hoặc khiến bản thân chịu nhục.
Nghi thuc dung kiem mo bung tu sat cua vo si dao Nhat Ban
Nghi thức mổ bụng tự sát đã xuất hiện ở Nhật Bản cách đây 837 năm. 
Nghi thức mổ bụng diễn ra khá phức tạp và trang trọng, trước nhiều người chứng kiến. Người tiến hành nghi thức này sẽ dùng thanh kiếm ngắn, gọi là tantō, rạch 1 đường từ trái sang bên phải dạ dày, mở ổ bụng.
Năm 1180, chỉ huy Minamoto no Yorimasa lần đầu tiến hành nghi thức mổ bụng tự sát trong trận Uji. Kể từ đó, nghi thức mổ bụng đã trở thành yếu tố quan trọng trong nguyên tắc danh dự của các chiến binh Samurai.
Samurai cũng buộc phải thi hành nghi thức này khi lãnh chúa (daimyo) ra lệnh, bất chấp nguyên nhân vì sao. Sau này, thường chỉ có những chiến binh đắc tội nghiêm trọng mới phải mổ bụng tự sát.
Nghi thuc dung kiem mo bung tu sat cua vo si dao Nhat Ban-Hinh-2
Binh sĩ Nhật mổ bụng tự sát sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến 2. 
Khi hoàn thành việc rạch 1 đường ở bụng, Samurai sẽ ngẩng đầu lên để người đứng sau chặt một đường đến nửa cổ. Chiến binh Samurai không hoàn toàn bị chặt đầu mà bị một đường cắt qua nửa chừng. Bởi nguồn gốc của hành động này là việc khôi phục hoặc bảo vệ danh dự của chiến binh.
Chỉ có Samurai mới được phép tiến hành nghi thức tự sát này. Thỉnh thoảng, mổ bụng tự sát được coi là nguyên tắc cơ bản nhất của thỏa thuận hòa bình, nhằm đảm bảo rằng gia tộc đối địch không phản kháng.
Nghi thức mổ bụng như vậy không ít lần đánh dấu chấm hết của một gia tộc. Năm 1590, khi nhà Hōjō đại bại ở Odawara, lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi yêu cầu lãnh chúa Hōjō Ujimasa tự sát còn con trai Ujinao bị đưa đi đày và qua đời một năm sau đó.
Ở thời Edo (1600-1867), nghi thức mổ bụng tự sát được mô tả khá chi tiết. Nếu không phải trên chiến trường, nghi thức này luôn phải được diễn ra với đông người xem.
Chiến binh Samurai được tắm rửa thật sạch sẽ, mặc một áo dài màu trắng, ăn những thức ăn mà họ thích. Khi ăn xong, họ sẽ để chiếc kiếm ngắn dùng cho việc mổ bụng lên trước mặt. Samurai được ngồi trên một tấm vải đặc biệt và có thể làm một bài thơ.
Quy định về việc chặt đầu Samurai sau khi tiến hành nghi thức mổ bụng không khắt khe như trước nhưng không được để đầu lìa khỏi thân. Đòi hỏi sự chính xác như vậy nên người trợ giúp Samurai phải rất giỏi kiếm thuật.
Nghi thức này cũng có thể diễn ra dù Samurai mổ bụng mà không có lưỡi kiếm. Khi đó, người phụ tá sẽ trực tiếp chấm dứt cuộc sống của Samurai bằng cách chặt đầu. Hành động mang tính biểu tượng như vậy được áp dụng khi Samurai đã quá già để dùng kiếm hoặc trong trường hợp đưa vũ khí vào tay đối phương là hết sức nguy hiểm.
Người phụ tá chặt đầu Samurai thường là một người bạn, nhưng cũng có thể là kẻ thù nếu như chiến binh Samurai đã chiến đấu anh dũng. Hành động của kẻ thù khi đó càng làm tăng thêm bản lĩnh của Samurai.Trong nhiều thế kỷ, việc được lựa chọn làm người chặt đầu thường gắn liền với vận rủi. Vì người này không được tôn vinh khi thực hiện nghi lễ mà nếu để phạm sai lầm, đó sẽ là sự nhục nhã gắn liền với tên tuổi trong suốt cuộc đời. Trên thực tế, những người làm sai nguyên tắc, khiến đầu Samurai rơi xuống đất không phải là chuyện hiếm.
Ở thời phong kiến Nhật Bản, một hình thức mổ bụng cụ thể khác gọi là kanshi (cái chết của sự hiểu biết). Chiến binh Samurai sẽ mổ bụng để phản đối phán quyết của lãnh chúa. Samurai cũng dùng kiếm rạch một đường cắt ngang bụng, sau đó băng bó vết thương.
Samurai này nhanh chóng có mặt trước lãnh chúa, để lộ ra vết thương gây chảy máu chết người. Hình thức mổ bụng này cũng khác với funshi (cái chết của sự tức giận). Khi đó, Samurai mổ bụng tự sát để thể hiện sự không hài lòng, bất mãn.
Một số chiến binh Samurai lựa chọn cách thức mổ bụng đau đớn gấp vạn lần, gọi là jūmonji giri (vết cắt hình chữ thập). Đối với cách mổ bụng này, không có người phụ tá đứng sau giúp kết thúc nỗi đau của Samurai.
Sau khi rạch một đường sâu từ trái sang phải, Samurai cắt vết thứ hai, dọc theo dạ dày từ trên xuống. Chiến binh Samurai tự sát bằng hình thức jūmonji giri sẽ từ từ đón nhận cái chết vì mất máu một cách im lặng. Bàn tay của Samurai thường che lấy khuôn mặt trước sự chứng kiến của người xem.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt