Theo thông tin báo Vnexpress trích từ Live Science, mảnh xương sọ nằm ẩn bên trong một mô hình tháp an táng có niên đại 1.000 năm. Tháp này được đặt giữa hòm sắt trong chiếc rương đá ở hầm mộ dưới chân tháp Lưu Ly thuộc chùa Đại Báo Ân tại Nam Kinh, Trung Quốc.
Những chữ khắc trên rương khẳng định mảnh xương sọ là một phần di cốt của Đức Phật. Bề mặt tháp chứa di cốt chạm khắc nhiều hình ảnh Đức Phật cùng với cảnh tượng mô tả những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật từ khi ngài sinh ra cho đến khi nhập cõi niết bàn.
Chiếc tháp có thiết kế tinh xảo, làm từ vật liệu gỗ đàn hương, vàng và bạc, phủ đá quý làm từ thủy tinh, pha lê, mã não và lưu ly. Tháp cao 117 cm và rộng 45 cm. Theo dòng chữ khắc bên ngoài rương đá, tháp chứa di cốt được xây cất dưới thời hoàng đế Chân Tông của triều Bắc Tống (năm 997-1022). Chữ trên tháp bao gồm tên những người quyên tiền và vật liệu xây dựng công trình cũng như tên một số thợ xây.
Chiếc quan tài vàng tinh xảo chứa xương sọ Đức Phật. Ảnh: Chinese Cultural Relics.
Trong bảo tháp là một chiếc rương bằng bạc lớn, có trang trí bằng hình ảnh Apsaras – linh hồn mây và nước – đang chơi các loại nhạc cụ. Trong rương bạc lại có tráp vàng trang trí hình ảnh hoa sen, chim phượng hoàng và các vị thần cầm kiếm canh gác. Trong tráp chứa một mảnh xương sọ. Tất cả được đặt trong một quan tài bằng đá lớn nằm giữa hầm mộ Grand Bao.
Báo Khám phá đưa theo Sciencealert cũng cho biết, mảnh xương đỉnh được tìm thấy cùng hài cốt (xá lợi) của các vị Bồ tát khác bên trong ba chai pha lê và một hộp bạc. Đặc biệt, trên các bản khắc tìm thấy có miêu tả chi tiết về công trình theo lời của một người đàn ông tên Deming, được cho là bậc thầy giác ngộ, trụ trì Tu viện Chengtian và là chủ của Đại Bào màu Tím (Master of Perfect Enlightenment, Abbot of Chengtian Monastery and the Holder of the Purple Robe).
Deming ca ngợi vị hoàng đế vì đã cho xây dựng lại đền thờ và chôn cất hài cốt của Đức Phật. Ông cũng khắc những lời chúc hoàng đế có các bầy tôi trung thành và nhiều con cháu.Bên ngoài rương, tráp là một số hình ảnh Đức Phật và các cảnh miêu tả cuộc đời Ngài từ khi sinh ra cho đến khi đến khi nhập Niết bàn.
Các bản khắc cho biết tráp và các bộ phận khác nhau của bảo tháp được xây dựng thời triều đại hoàng đế Zhenzong, khoảng năm 997-1022 (A.D). Ban đầu, chúng được đặt trong đền thờ Grand Bao cho đến lúc đền bị phá hủy bởi chiến tranh. Sau đó, chúng được di dời xuống hầm mộ dưới lòng đất vào ngày 21.7.1011 (A.D).
Rương được giấu trong quan tài, quan tài được giấu trong chiếc bảo tháp này.
Mảnh xương sọ được cất giữ trong ngôi chùa từng bị chiến tranh liên miên phá hủy cách đây 1.400 năm. "Các phần di tích nền móng của chùa nằm rải rác trên bãi cỏ. Ở thời loạn lạc, dường như không ai quan tâm tới sự vụ nhà Phật", hòa thượng Đức Minh viết.
Hoàng đế Chân Tông đồng ý xây dựng lại chùa và quyết định táng mảnh xương sọ Đức Phật cùng di cốt các vị Phật khác ở hầm mộ dưới lòng đất tại chùa. Lễ táng được cử hành vào ngày 21/7 /1011 theo nghi thức long trọng và công phu nhất.
Một nhóm nhà khảo cổ từ Viện khảo cổ học Nam Kinh khai quật hầm mộ từ năm 2007 đến 2010 với sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia đến từ các viện khác ở Trung Quốc. Chi tiết về phát hiện được công bố bằng tiếng Trung trên tạp chí Wenwu năm 2015 trước khi được dịch sang tiếng Anh ở tạp chí Di chỉ Văn hóa Trung Quốc (Chinese Cultural Relics).
Các nhà khảo cổ học chưa rõ mảnh xương sọ có thực sự thuộc về Đức Phật hay không. Dù vậy, mảnh xương đặt tại chùa Thê Hà ở Nam Kinh vẫn được các nhà sư thờ phụng với lòng thành kính.Chữ khắc trên rương đá được viết bởi hòa thượng Đức Minh, người tự xưng là "đấng khai sáng toàn năng, trụ trì chùa Thừa Thiên và mặc áo cà sa tím" và nêu nguồn gốc của mảnh xương sọ Đức Phật.
Theo hòa thượng Đức Minh, sau khi Đức Phật nhập vào cõi niết bàn, cơ thể ngài được hỏa táng gần sông Hirannavati ở Ấn Độ. Hoàng đế cái trị Ấn Độ thời đó là Ashoka (trị vì từ năm 268 đến 232 trước Công nguyên) quyết định bảo quản di cốt của Đức Phật bằng cách chia thành tổng cộng 84.000 phần. Trung Quốc được giao lưu giữ 19 phần, bao gồm mảnh xương sọ.
Theo Nguyễn Yến/VietQ