Số phận phi tần triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng

Google News

Vốn sinh ra là “con rồng cháu phượng” những số phận của họ lại “khắc nghiệt” do hoàn cảnh của Trung Quốc bấy giờ.

Theo các nhà sử gia, Trung Quốc phong kiến có cách gọi “hoàng đế” đầu tiên từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, nhưng vẫn chưa có cách gọi “công chúa”, mà vị công chúa đầu tiên chính là Lỗ Nguyên đời Hán. Tính từ Lỗ Nguyên đến vị công chúa cuối cùng là Vinh Thọ Cố Luân đời Thanh, Trung Quốc có tất thảy 887 công chúa.
Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc.
TheoGuancha,trong hậu cung nhà Thanh (1616-1912), từ hoàng hậu tới các cung nữ đều là những người được tuyển chọn kỹ càng. Từ đời Thuận Trị (1638-1661) tới Quang Tự (1875-1908), 9 đời vua có tổng cộng hơn 80 lần tuyển chọn tú nữ, và cứ ba năm một lần. Ngoài mục đích bổ sung nữ giới chốn hậu cung, những đợt tuyển này còn nhằm ép họ kết hôn với con cháu hoàng thất.
Hình ảnh thực của Cẩn Phi (1873 – 1924), phi tần của hoàng đế Quang Tự triều Thanh
So phan phi tan trieu dai phong kien Trung Quoc cuoi cung
Từ Hy thái hậu cũng các cách cách và phi tần Trung Quốc. 
Hàng trên từ trái sang, Cẩn Phi, Từ Hy thái hậu, Long Dụ hoàng hậu, đều là những người phụ nữ thời vua Quang Tự triều Thanh.
Long Dụ hoàng hậu sức khỏe yếu ớt, không xinh đẹp, lưng lại bị gù. Cuộc hôn nhân giữa bà và vua Quang Tự là cuộc hôn nhân chính trị. Từ Hy thái hậu ép Quang Tự, con của em gái, lấy Long Dụ, con của em trai, nhằm mục đích thao túng vương quyền.
So phan phi tan trieu dai phong kien Trung Quoc cuoi cung-Hinh-2
 
Cuộc đời nàng công chúa cuối cùng của Trung Quốc
Ái Tân Giác La Hiển Kỳ sinh năm 1918 ở Lữ Thuận, là một trong 17 cách cách của Túc Thân Thiện Kỳ của vương triều Thanh, cũng là nàng cách cách cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc.
Bà là em gái của Kawashima Yoshiko (tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư) - công chúa người Mãn Châu, sau trở thành một điệp viên của Nhật Bản trong Thế chiến II, có nhan sắc và được gọi là “Hòn ngọc phương Đông”.
So phan phi tan trieu dai phong kien Trung Quoc cuoi cung-Hinh-3
Hàng trên từ trái sang, Cẩn Phi, Từ Hy thái hậu, Long Dụ hoàng hậu, đều là những người phụ nữ thời vua Quang Tự triều Thanh. 
Ái Tân Giác La Hiển Kỳ còn có tên là Kim Mặc Ngọc, là cháu gái của hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi. Năm lên 4 tuổi, cả cha mẹ bà cùng qua đời nên bà được 3 người chị gái cùng cha khác mẹ nuôi dưỡng. Kim Mặc Ngọc lớn lên trở thành một nhà điêu khắc, thư họa nổi tiếng của Trung Quốc, là vợ thứ 3 của nhà mỹ thuật Mã Vạn Lý.
So phan phi tan trieu dai phong kien Trung Quoc cuoi cung-Hinh-4
Mỹ nhân Ái Tân Giác La Hằng Phức, cách cách hay người con gái thứ năm của phủ Lãng Bối Lặc (1864-1922), tức Ái Tân Giác La Dục Lãng. 

So phan phi tan trieu dai phong kien Trung Quoc cuoi cung-Hinh-5
Ái Tân Giác La Hiển Vương (1906-1948), cách cách thứ mười bốn của Túc thân vương 
(1866-1922), nữ gián điệp nổi tiếng của quân đội Nhật vào Thế chiến II (1939-1945).
Trước đây, báo chí Trung Quốc từng nói về lịch sinh hoạt của bà, khi ấy đã 89 tuổi. Bà vẫn giữ được thói quen sinh hoạt thời trẻ: 6-7 giờ sáng mới đi ngủ, 2-3 giờ chiều mới dậy. “Đánh tennis, đánh bóng chuyền, chơi golf đều vào buổi tối” và bà cười nói vô tư như một đứa trẻ. Giới truyền thông cho rằng thật khó có thể tin rằng một người trải qua bao thăng trầm của thế cuộc lại giữ được nụ cười trẻ con.
So phan phi tan trieu dai phong kien Trung Quoc cuoi cung-Hinh-6
Cách cách Hoàn Nhan Lập Đồng Kí (1913-2003), được mệnh danh là cách cách đẹp nhất triều Thanh. Nàng là cháu ngoại của Ái Tân Giác La Dục Lãng. 
Vị cách cách cuối cùng này thường được nhắc đến vì đã cùng chồng đem toàn bộ số tiền gom góp để mua bàn ghế và sách vở, mở một lớp học tiếng Nhật. Sau đó, lớp học kia biến thành ngôi trường khang trang nhờ sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Theo Khỏe và đẹp