Bạch Tuyết bị mẹ ruột tống vào rừng
Trong câu chuyện Bạch Tuyết và 7 chú lùn mà chúng ta vẫn hay nghe, bà mẹ kế là người ghen tỵ với nhan sắc của Bạch Tuyết và tìm cách hãm hại, đưa nàng vào rừng. Tuy nhiên, trong phiên bản gốc của câu chuyện, nhân vật mẹ kế không hề tồn tại. Người đưa nàng Bạch Tuyết vào rừng chính là mẹ ruột. Bà đã dụ con gái đi vào rừng hái hoa rồi bỏ cô lại một mình ở đó. Trong một vài phiên bản khác, mẹ ruột của Bạch Tuyết chính là người đã ra lệnh cho người hầu trừ khử đứa con gái phiền phức của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc thay thế chi tiết mẹ ruột thành mẹ kế ở các phiên bản sau này sẽ giữ cho hình tượng người mẹ không bị sứt mẻ trong tâm hồn của những đứa trẻ.
Ngoài ra, phiên bản phim hoạt hình của Walt Disney cũng đã thay đổi một số chi tiết của câu chuyện. Trong đó, 7 chú lùn đều có tên riêng và Bạch Tuyết gặp được hoàng tử trước khi ăn phải táo độc. Tuy nhiên, theo bản gốc, nàng Bạch Tuyết không được đánh thức bởi nụ hôn của hoàng tử giống như trong phim hoạt hình. Nàng thức giấc trên cỗ xe ngựa đang đi trên đường khi đang được hoàng tử đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Giày của Lọ Lem không được làm bằng thủy tinh
Khi nhắc đến giày của Lọ Lem, ai cũng nghĩ đó là một đôi giày thủy tinh lấp lánh. Nhờ chiếc giày đặc biệt này mà hoàng tử đã tìm được chân ái và Lọ Lem thoát khỏi cuộc sống khổ cực. Tuy nhiên, đôi giày của Lọ Lem vốn không phải làm bằng thủy tinh như chúng ta vẫn nghĩ.
Một trong những phiên bản đầu tiên của Lọ Lem đến từ Trung Quốc nói rằng nàng đi chiếc hài được thêu bằng chỉ vàng. Trong câu chuyện của anh em nhà Grimm, nàng Lọ Lem tham dự dạ hội tới 3 lần và lần lượt mang những chiếc giàu bằng lụa, bạc và vàng. Trong truyện kể của Italy, đôi giày của nàng được làm hẳn bằng kim cương. Chỉ có trong phiên bản của Charles Perrault, Lọ Lem mới mang giày thủy tinh đến dạ hội.
Trong hầu hết các phiên bản thì bà tiên chỉ cho nàng Lo Lem đi một đôi giày bình thường.
Công chúa tóc mây Rapunzel từng là mẹ đơn thân
Câu chuyện về nàng Rapunzel phức tạp hơn bạn vẫn nghĩ. Thực tế, trong phiên bản gốc của câu chuyện, một vị hoàng tử thường lẻn vào tòa lâu đài của Rapunzel để gặp gỡ nàng trong suốt nhiều đêm liền. Một ngày nọ, Rapulzel nhận thấy chiếc váy mình đang mặc trở nên chật chội, vòng 2 cũng to lên. Mẹ kế của Rapunzel phát hiện ra nàng đã mang thai nên quyết định cắt phăng mái tóc đẹp đẽ của nàng và bỏ mặc nàng trong lâu đài. Tuy nhiên, Rapunzel không từ bỏ. Nàng hạ sinh một cặp song sinh và một mình nuôi các con lớn. Trong truyện, vị hoàng tử kia cũng là người có trách nghiệm khi cố gắng tìm cách để giải cứu 3 mẹ con ra khỏi tòa lâu đài. Và cuối cùng, cái kết của câu chuyện là gia đình họ hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Mèo đi hia thực ra là một nàng tiên
Chú mèo đi hia là tác phẩm của tác giả người Ý Giovanni Francesco Straparola. Trong phiên bản gốc, nhân vật con trai út được tặng một chú mèo sau khi mẹ cậu qua đời. Thực tế, chú mèo là do một nàng tiên hóa thân thành. Nàng tiên đã giúp đỡ chủ nhân được thừa hưởng gia sản của vị lãnh chúa, giành được tình cảm của công chúa và lên làm vua.
Sau này, tác giả Charles Perrault đã thay đổi nội dung của câu chuyện để chú mèo đi hia chỉ đơn giản là một chú mèo không có phép thuật.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep