Trong 3 đồ đệ, tại sao Phật Tổ phong Tôn Ngộ Không thành Phật?

Google News

Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng, cả ba người đều đã có những cống hiến trên suốt chặng đường lấy kinh. Nhưng, vì sao Phật Tổ Như Lai chỉ phong cho một mình Tôn Ngộ Không thành Phật?

Sau khi bị đè dưới núi Ngũ Hành 500 năm, đi hết con đường thỉnh kinh dài đằng đẵng trong suốt 14 năm, Tôn Ngộ Không đã chín chắn hơn rất nhiều.
Đến quán Ngọc Chân dưới chân núi Linh Sơn, Tôn Ngộ Không gặp được Kim Đỉnh Đại Tiên. Kim Đỉnh Đại Tiên đề nghị đưa tiễn một chặng đường, Tôn Ngộ Không cảm tạ nói bản thân đã thuộc đường, không cần phải tiễn. "Kim Đỉnh Đại Tiên nói: Đại Thánh chỉ biết đường mây, mà thánh tăng chưa đi đường mây bao giờ, phải đi theo đường bộ".
Nếu là trước đây, Tôn Ngộ Không nghe thấy người khác nói y không thuộc đường, hẳn sẽ tức giận bỏ đi, nhưng nay Tôn Ngộ Không lại nói: "Phải. Lão Tôn đã tới đây mấy lần, nhưng toàn đi mây về gió, chưa hề đặt chân tới đất. Nếu có đường dưới đất, phải phiền ngài dẫn mới xong".
Trong 3 do de, tai sao Phat To phong Ton Ngo Khong thanh Phat?
 Hình ảnh nhân vật trên phim.
Có thể thừa nhận chỗ thiếu sót, không chỉ cần có năng lực hiểu rõ bản thân một cách chuẩn xác, mà càng cần có tấm lòng rộng lớn. Thường càng là người thành công, thì sẽ càng khiêm tốn. Bởi vì họ đã hiểu rõ, trời đất rộng lớn đến thế, người tài giỏi nhiều đến thế, không kể là làm người hay là làm việc, đều phải có cái tâm kính sợ.
Khiêm tốn không phải vì để làm bộ, mà là thật lòng như vậy. Đối với những người có phương diện nào đó xuất sắc hơn mình, nên ôm giữ tấm lòng tôn kính. Với những người đã từng giúp đỡ mình ở phương diện nào đó, lòng cần ôm giữ sự cảm ân. Tôn Ngộ Không chính là đã nhận thức được đến điểm này, mới thừa nhận sự vô tri và khiếm khuyết của tự thân, thật lòng mời Kim Đỉnh Đại Điên giúp đỡ mình. 
Đợi khi đến trước bến Lăng Vân, nhìn thấy một dòng nước cuồn cuộn, sóng vỗ tung trời, rộng tới tám chín dặm, chung quanh không có lấy một bóng người. Bến này nguyên chỉ có một cây cầu độc mộc. Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng ba người lo lắng không thôi.
Tôn Ngộ Không đến đi mấy lần, khuyên sư phụ sư đệ mạnh dạn bước lên cầu đi về phía trước. Thấy Bát Giới rụt rè không dám bước lên, Tôn Ngộ Không bước lên trước, níu lại nói: "Phải bước qua cầu mới thành chính quả".
Bát Giới nói: "Sông thì rộng, sóng thì dữ, độc một cây gỗ vừa nhỏ vừa trơn, ai dám đặt chân?". "Trơn lắm! Trơn lắm! Không qua được đâu, anh tha cho tôi, để tôi cưỡi mây qua thôi!".
Tôn Hành Giả ngăn lại nói: "Chỗ này là đâu mà chú dám cưỡi mây? Phải bước qua cây cầu này mới thành Phật được chứ".
Trên suốt chặng đường lấy kinh, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới mâu thuẫn không ít, có thể nói là ngày nào cũng đấu khẩu với nhau. Nhưng Ngộ Không lúc này đã có thể nhảy ra khỏi cái khung ích kỷ hẹp hỏi mà đi quan tâm giúp đỡ người khác, đủ để thấy được sự trưởng thành của y.
Trư Bát Giới dẫu có đi qua bến Lăng Vân cũng chưa chắc có thể thành Phật, nhưng Trư Bát Giới nếu không vượt qua bến Lăng Vân thì chắc chắn không thể chứng đắc Phật quả. Một người nhát gan sợ sệt làm sao xứng thành Phật đây?
Trong 3 do de, tai sao Phat To phong Ton Ngo Khong thanh Phat?-Hinh-2
 Tôn Ngộ Không được Phật Tổ Như Lai phong làm đấu chiến thắng Phật.
Thầy trò đi qua bến Lăng Vân, Đường Tăng thoát khỏi phàm thai, cảm tạ ba đồ đệ đã bảo vệ che chở suốt dọc đường. Tôn Ngộ Không nói: "Hai bên chẳng phải tạ ơn nhau, bởi cả hai cùng giúp nhau đấy chứ. Chúng con nhờ sư phụ được giải thoát, mượn đường lối tu hành, may thành chính quả. Còn sư phụ nhờ chúng con hộ vệ mà giữ giáo Già Lam, thoát khỏi thai phàm".
Tôn Ngộ Không của lúc này không còn cao ngạo cuồng vọng như trước nữa, y đã minh bạch, giúp đỡ người khác kỳ thực chính là giúp đỡ bản thân. Đường Tăng may nhờ y bảo hộ mới đến được Linh Sơn, hoàn thành việc lấy kinh; còn Tôn Ngộ Không cũng may nhờ Đường Tăng mới có thể thoát khỏi tội nghiệp, tu thành chính quả.
Cuồng vọng của ngày xưa dần dần vơi đi, Tôn Ngộ Không giờ đã trở nên khiêm tốn nhún nhường. Bản tính tự tư ngày xưa dần dần mất đi, Tôn Ngộ Không giờ đây lòng ôm giữ sự cảm ơn, lúc nào cũng biết lo nghĩ cho người khác. Bản tính đa nghi ngày xưa dần dần biến mất, hành sự trở nên trầm ổn hơn. Tôn Ngộ Không đã chín chắn, toàn vẹn như vậy, liệu có thể không trở thành Phật sao?
Theo Anh Văn/Dân Việt