Vào giai đoạn cuối của thời kỳ Tam Quốc, mặc dù nói Ngụy-Thục-Ngô chia thiên hạ thành 3 phần, nhưng Ngụy Quốc là nước đông dân giàu có nhất trong 3 nhà, còn Thục-Ngô chỉ như những vùng man hoang, thực lực rất khó để đối kháng với cường quốc này.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài ổn định phát triển, Gia Cát Lượng hi vọng nhà Thục có thể mở rộng địa bàn, tăng thêm thế lực để đủ sức chống lại nhà Ngụy. Thế nhưng kế hoạch của Gia Cát Lượng luôn luôn thất bại, thậm chí trong lần phạt Bắc thứ 5, vị trọng thần số 1 nhà Thục vì quá lao tâm khổ tứ mà lâm bệnh qua đời.
|
Gia Cát Lượng một đời dốc sức lao tâm vì nhà Thục. |
Sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy kế thừa sự nghiệp phạt Bắc, chính vì vậy mà nhà Thục tiếp tục kéo dài được vận mệnh thêm hơn 40 năm. Giai đoạn này người trị vì nhà Thục là Lưu Thiện.
Thực tế khả năng trị vì quốc gia của Lưu Thiện không hề tệ như những gì mà người đời đánh giá, chỉ tiếc Thục địa là khu vực đất rộng người thưa, năng lực sản xuất không có cách nào theo kịp với nhà Ngụy, nên thất bại là kết cục khó tránh khỏi.
Không thể phủ nhận những cống hiến lớn lao của Gia Cát Lượng cho nhà Thục, nhất là trong công cuộc đối đầu với phương Bắc, tuy nhiên sau khi ông mất, Lưu Thiện nắm đại quyền đã không giấu sự nổi bất mãn đối với vị cố khai quốc công thần này.
|
Lưu Thiện trong lòng tồn tại sự nghi ngờ với Giá Cát Lượng. |
Gia Cát Lượng là một trọng thần được tiên đế ủy thác, thân mang sự mệnh nặng nề, phò tá chủ trẻ trị vì quốc gia. Tuy nhiên chính vì tham gia vào hầu hết quốc sự mà tự nhiên quyền lực của Gia Cát Lượng ngày càng lớn. Khi Lưu Thiện trưởng thành cũng thể hiển sự bất mãn về điểm này rõ ràng hơn, và thậm chí trong lòng còn nảy sinh những nghi ngờ.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã nhân cơ hội khám xét của cải nhà ông, hi vọng có thể tìm ra "điểm đen" sau lưng vị trọng thần số 1 nhà Thục. Tuy nhiên kết quả khiến Lưu Thiện phải đập bàn thất vọng, bởi trong nhà Gia Cát Lượng chỉ có hơn chục mẫu ruộng và ít cây trồng.
Điều này một mặt càng nâng cao sự trung nghĩa và hình ảnh của Gia Cát Lượng hết lòng vì nước, một mặt phản ảnh rõ nguyên do sụp đổ của nhà Thục chính là vì quân - thần không tín nhiệm lẫn nhau tất đại sự khó thành.
Theo Hoa Vũ (Đời Sống & Pháp Luật)