Trí tuệ của người Do Thái từ lâu đã được đánh giá cao trên thế giới và những giải thưởng Nobel họ đạt được đã chứng minh rõ nhất cho điều này. Theo thông lệ hàng năm, sau khi công bố giải Nobel, câu hỏi “Người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy?” luôn gây tò mò. Dưới đây là những lý do lý giải vì sao người Do Thái đạt được nhiều giải Nobel cũng như những tên tuổi đoạt giải thưởng Nobel ấn tượng mang tên người Do Thái.
Ông Arieh Warshel (giữa), một trong ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2013 tại cuộc họp báo ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ ngày 9/10. (Ảnh: AFP/TTXVN).
1. Hội chứng chàng David tí hon và gã khổng lồ Goliath
Dưới góc độ là một dân tộc thường xuyên bị đàn áp, người Do Thái luôn phải cố gắng nỗ lực vươn lên. Rõ ràng, quy mô dân số không cho phép người Do Thái trở thành chủng tộc hàng đầu thế giới. Vì thế, vượt lên dẫn đầu được xem là cách riêng để họ khẳng định vị thế.
Người Do Thái có riêng để khẳng định vị thế của mình với thế giới.
2. Nguồn gốc xã hội
Người Do Thái chắc ai cũng phải nghe đi nghe lại hàng trăm lần câu chuyện vui về việc các bà mẹ ai cũng mong muốn con mình sau này sẽ trở thành bác sĩ hoặc luật sư, hoặc ít nhất là lấy được một người làm hai nghề trên. Thực ra, điều này phản ánh sự kì vọng nhiều khi biến thành áp lực đối với con cái buộc phải học đại học. Trong một hệ thống giáo dục mang tính yêu cầu cao, định hình trước như vậy sẽ càng có nhiều người đi vào lĩnh vực y khoa và luật, rồi họ sẽ thành công.
Kỳ vọng của ba mẹ là một phần giúp cho người Hồi Giáo thành công.
3. Tôn giáo là tri thức
Nhìn toàn cục, đạo Do Thái coi trọng học vấn và phân tích, dù không xem đây là một học thuyết bắt buộc phải nằm lòng. Luồng tư tưởng “2 người Do thái – 3 ý kiến” đã ăn sâu vào văn hóa của tộc người này. Người Do Thái không chấp nhận giá trị hời hợt, bề ngoài, mà luôn đi sâu tìm hiểu các câu hỏi “vì sao”, “như thế nào” trong mọi tình huống đời thường. Họ đánh giá cao sự phân tích, còn các tôn giáo khác thì lại coi trọng tín điều.
Người Do Thái luôn muốn đi sâu tỉm hiểu tới cùng bản chất của sự việc.
4. Cơ chế tồn tại
Sau sự phá hủy của Đền thờ thứ hai (the Second Temple) – một trung tâm tín ngưỡng và tôn giáo của người Do Thái trên Núi Ôliu, chủng người này nhận thức rõ họ cần phải hay chữ để tiếp tục tầm sưu và luyện đạo. Chính sự hay chữ này đã giúp đạo Do Thái tồn tại, đưa tộc người này không bị đồng hóa bởi các nền văn minh xung quanh. Đó chính là một ưu thế nổi trội của người Do Thái kể từ thời Trung cổ.
Đền thờ thứ hai (the Second Temple) trước khi bị phá hủy.
5. Người Do Thái - người ngoài cuộc
Chính vì những lối suy diễn này mà người Do Thái đã học được cách cẩn trọng, đến mức không tin tưởng vào người khác. Những đánh giá thâm căn cố đế cho rằng người Do Thái sinh ra là để phục vụ thế giới đã tạo điều kiện cho họ có cái nhìn qua lăng kính rất riêng. Nếu như người nào đó luôn bận tâm với câu hỏi truy đến cùng “sự thực” họ sẽ lao vào nghiên cứu, phân tích và cuối cùng sẽ được đền đáp bằng những khám phá bất ngờ.
Thông tin thú vị về những người Do Thái từng đạt giải Nobel
Người Do Thái chiếm đến 22% số giải Nobel. Cụ thể, người Do Thái là chủ nhân của tổng cộng 41% của tất cả các giải thưởng Nobel kinh tế, 28% tất cả các giải thưởng Nobel Y học, 26% tất cả các giải thưởng Nobel Vật lý, 19% tất cả các giải thưởng Nobel hóa học, 13% tất cả các giải thưởng Nobel Văn hoạc và 9% của tất cả các giải thưởng Hòa bình. Dưới đây là những thông tin thú vị về những người đã đạt giải Nobel là người Do Thái.
Adolf von Baeyer - Người Do Thái đầu tiên đạt giải Nobel.
- Người Do Thái đầu tiên nhận giải Nobel là Adolf von Baeyer với giải Nobel Hóa học năm 1905.
- Người cao tuổi nhất nhận giải Nobel tính đến thời điểm hiện tại là Leonid Hurwicz cũng là người Do Thái, với giải thưởng về Kinh tế năm 2007 khi ông đã 90 tuổi.
- Người Do Thái sở hữu giải Nobel sống lâu nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh học năm 1986 đã kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 vào năm 2009. Bà mất vào năm 2012.
Bà Rita Levi-Montalcini là người đoạt giải Nobel sống lâu nhất với 103 tuổi.
- Người gốc Do Thái từng đoạt giải Nobel có tầm ảnh hưởng lớn nhất chính là Albert Einstein - người được tạp chí Times vinh danh là Nhân vật của thế kỷ XX, giải Nobel năm 1921 cho những đóng góp của ông về Vật lý. Ông đã từ chối lời đề nghị trở thành Tổng thống Israel năm 1952 với tuyên ngôn bất hủ: "Đối với tôi mà nói, các phương trình quan trọng hơn, bởi vì chính trị chỉ là cho hiện tại, còn các phương trình là để cho muôn đời".
Albert Einstein được tạp chí Times vinh danh là Nhân vật của thế kỷ XX.
- Elie Wiesel, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1986 là người may mắn sống sót sau thảm họa tận diệt người Do Thái Holocaust của phát xít Đức do Hitler cầm đầu.
Theo Báo Tin Tức