Theo "Sử ký - Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ" ghi chép lại, năm thứ 26 Tần Thuỷ Hoàng (Năm 221 trước công nguyên): "Thu binh khí thiên hạ, tập hợp lại ở Hàm Dương, nung lên đúc thành mười hai tượng người vàng, đều nặng ngàn thạch, đặt trong cung đình."
Từ đây chúng ta biết được rằng, sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước, không những hạ lệnh dời quý tộc sáu nước này tới Hàm Dương và những vùng xa xôi khác mà còn thu gom toàn bộ binh khí trong cả nước lại, đúc thành 12 tượng người bằng đồng, đặt chúng trong cung ở Hàm Dương.
Vậy thì tại sao Tần Thuỷ Hoàng cho đúc 12 tượng người bằng đồng? Về sau những tượng đồng đó đã đi đâu?
Liên quan đến lý do tại sao Tần Thuỷ Hoàng cho đúc 12 tượng đồng này, có hai luồng quan điểm chính.
Thứ nhất, truyền thuyết nói rằng Tần Thuỷ Hoàng từng có một giấc mơ giữa ban ngày, trong mơ ông thấy thiên tượng có thay đổi lớn, Mặt Trời Mặt Trăng không có ánh sáng, bóng đêm thoáng chốc che phủ mặt đất, yêu ma quỷ quái ùn ùn thoát khỏi kiểm soát, dân chúng vô cùng khiếp sợ, không kịp trốn tránh.
Chính vào lúc Thuỷ Hoàng bó tay hết cách, bỗng nhiên có một luồng ánh vàng vụt qua, một tiên đạo sĩ tóc bạc mặt hồng hào nhanh nhẹn đứng trước mặt Thuỷ Hoàng, dặn dò ông phải nhanh chóng đúc ra 12 tượng người bằng đồng, mới có thể ổn định thiên hạ, cứu vớt bách tính.
Sau khi tỉnh mộng, Tần Thuỷ Hoàng liền hạ lệnh thu binh khí bằng đồng đen trong khắp thiên hạ, nung chảy rồi đúc thành 12 tượng người bằng đồng cao to uy mãnh, đặt yên ở trong cung Hàm Dương.
|
Ảnh minh họa. |
Thứ hai, có một lần, Tần Thuỷ Hoàng dẫn các quan văn võ đi xem tạp kỹ của dân gian, trong lúc ấy bỗng nhiên có một đám võ sĩ tay cầm binh khí, mặt hầm hầm sát khí, biểu diễn màn chém giết ác liệt trước mặt ông.
Cảnh tượng này khiến Tần đế vô cùng lo âu, triều đình quản lý binh khí chưa đủ nghiêm ngặt, nếu như cứ để cho những binh khí này tràn lan trong dân gian, chung quy sẽ gây hại đến sự thống trị trị của ông.
Về sau, Thuỷ Hoàng lại nghe đại thần bẩm báo, trong dân gian có lưu truyền một bài ca dao như sau: "Cừ khứ nhất, hiển vu kim, bách tà tịch, bách thuỵ sinh."
Chữ "Cừ" này, thời xưa mang nghĩa là "Đại" (lớn), sau khi bỏ đi nét ngang, trở thành chữ "Nhân" (người), dường như đang nhắc thở Tần Thuỷ Hoàng cần phải đúc nhiều tượng người bằng đồng thau, mới có thể diệt trừ tai hoạ, củng cố giang sơn.
Tất nhiên, những điều trên đều là truyền thuyết. Còn lý do được đánh giá là phù hợp nhất, đó chính là: Tần Thuỷ Hoàng cho đúc 12 tượng người bằng đồng chỉ là cái cớ để ông thu lại hết binh khí trong dân gian, không cho dân chúng và quý tộc sáu nước có cơ hội tạo phản.
Vậy là Tần Thủy Hoàng mượn danh nghĩa giấc mơ, hoặc là mượn bài ca dao để đạt được mục đích chính trị là thống trị ổn định của mình.
Những tượng đồng đó rốt cuộc trông như nào?
Theo sách sử ghi chép, những tượng đồng này đều mặc trang phục của người Bắc Địch, phần ngực có khắc chữ "Năm Hoàng Đế thứ hai mươi sáu, thôn tính thiên hạ, đổi chư hầu thành quận huyện, chung hệ pháp luật, thống nhất đơn vị đo lường."
Chúng đều được viết bởi bàn tay của thừa tướng Lý Tư danh tiếng lẫy lừng. Lý Tư vốn là người có công lớn trong việc thống nhất chữ viết của Trung Quốc, thư pháp của ông hiển hiên vô cùng đẹp.
|
Ảnh minh họa. |
12 tượng người đồng có chiều cao không đồng đều, trọng lượng khác nhau.
"Sử ký: Sách ẩn" có ghi chép lại, "Tượng lớn cao năm trượng, bàn chân sáu thước. Tượng nhỏ cao ba trượng, đều nặng ngàn thạch." "Mười hai người đồng, nặng ba mươi tư vạn cân."
Tổng hợp các số liệu, chúng ta có thể thấy dáng người 12 tượng người đồng này vô cùng to lớn, tượng cao nhất vượt quá 13 mét, tượng thấp nhất cũng tới 8 mét, trọng lượng ước đạt con số đáng kinh ngạc là hơn một trăm tấn.
Tại sao Tần Thủy Hoàng lại cho đúc đúng 12 bức tượng người bằng đồng?
Bởi vì con số 12 có ngụ ý rất độc đáo ở Trung Quốc thời cổ đại. Người xưa từng chia mặt đất thành 12 địa chi, cũng từng chia cả thể giới thành bốn phương tám hướng, cộng vào cũng vừa đúng 12.
Ngoài ra, một năm bốn mùa, mỗi mùa ba tháng, cũng vừa đúng 12 tháng... Trong mắt Tần Thuỷ Hoàng, 12 đại diện cho thiên hạ, đại diện cho cả mặt đất. Đúc nên 12 tượng tượng người đồng, hiển nhiên có ý nghĩa thống nhất thiên hạ, khắp nơi thần phục.
Số phận của những bức tượng người bằng đồng
Sau khi 12 bức tượng tượng bằng người đồng được đúc xong, từng được để yên ở bên ngoài cửa cung A Phòng, tới nay vẫn còn địa danh có tên là là "Đồng Nhân Nguyên".
Năm 206 trước Công nguyên, sau khi nước Tần diệt vong, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ "dẫn binh về phía Tây thảm sát Hàm Dương, giết Tần Tử Anh, đốt cung điện nhà Tần, lửa cháy ba tháng chưa tắt". Trong sự kiện này, 12 bức tượng người bằng đồng cũng bắt đầu số phận long đong của chúng.
Sau khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán lập nên triều đại mới, ông từng mơ thấy tượng tượng người đồng thầm chảy nước mắt. Sau khi tỉnh lại, ông vô cùng ghét những tượng tượng người đồng này, liền ra lệnh xoá bỏ những chữ khắc trước ngực tượng tượng người đồng, để 12 tượng tượng người đồng này bị chà đạp thê thảm.
Nhưng Vương Mãng vẫn chưa được tính là quá đáng, cùng lắm cũng là ghét những tượng đồng này, chứ không hề có ý định tiêu huỷ chúng.
Theo "Sử ký chính nghĩa" có ghi chép: "Đổng Trác phá tượng tượng người đồng, còn lại hai bức tượng, dời đến Thanh Môn.
|
Ảnh minh họa. |
Nguỵ Minh Đế muốn đem chúng tới Lạc Dương, đưa đến Bá Thành, nặng không thể di chuyển thêm. Về sau Thạch Quý Long đưa hai tượng đó đến Nghiệp Thành, Phù Kiên lại đưa tới Trường An tiêu huỷ".
Trong này có nhắc tới ba người, một là Đổng Trác, ông từng ép Hán Hiến Đế hạ chỉ huỷ 10 tượng người đồng rồi đúc này tiền đồng, chỉ còn lại hai bức tượng trong số đó. Nguỵ Minh Đế Tào Duệ định đưa hai tượng đồng còn lại tới Lạc Dương, nhưng sau khi vận chuyển tới Bá Thành, bởi quá nặng nên không thể thực hiện được.
Về sau, hoàng đế Hậu Triệu Thạch Hổ tàn bạo hoang dâm cũng nhớ đến tượng người đồng, vận chuyển hai bức còn lại tới kinh đô Nghiệp Thành của mình. Cuối cùng, tượng người đồng trải qua hai phen lận đận đã bị Phù Kiên đưa tới Trường An và tiêu huỷ chúng.
Nhưng trong cuốn "Thuỷ kinh chú" Lịch Đạo Nguyên lại viết, "Đổng Trác huỷ chín tượng làm tiền đồng, còn lại ba tượng. Nguỵ Minh Đế muốn dời chúng đến Lạc Dương, nặng không chuyển được, tới Bá Thành Tây thì ngừng. Thạch Hổ lấy về đặt ở Nghiệp Cung, Phù Kiên lại đưa tới Trường An, huỷ hai tượng làm thành tiền, một tượng chưa xử lý tới thì Phù Kiên đã loạn, dân chúng đẩy tượng vào trong sông Hoàng Hà, vậy là tượng đồng biến mất."
Nếu dựa theo khảo chứng của Lịch Đạo Nguyên, vậy thì 12 bức tượng người bằng đồng này thật ra không phải đã bị huỷ hoại toàn bộ, trong số đó có một bức bị đẩy xuống sông Hoàng Hà, vị trí cụ thể có lẽ ở bến đò Hoàng Hà đoạn qua Tam Môn Hiệp ngày nay.
Hy vọng rằng với sự phát triển của ngành khảo cổ Trung Quốc, bức tượng người bằng đồng Tần Thuỷ Hoàng sẽ có ngày được tìm thấy.
Theo Khánh An/Pháp luật và Bạn đọc