Từ Tần Thủy Hoàng đến Tuyên Thống Đế (Phổ Nghi), triều đại phong kiến Trung Quốc kéo dài hơn hai nghìn năm, có 442 vị hoàng đế xuất hiện, tuy nhiên có một vị hoàng đế khá đặc biệt - Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế duy nhất được công nhận trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên ban đầu là phi tần của Lý Thế Dân nhà Đường, về sau bà lại trở thành vợ của Lý Trị - con trai Lý Thế Dân. Khi còn là phi tần trong hậu cung, tham vọng của bà cũng dần lớn hơn. Khi vua Lý Trị lâm bệnh nặng, bà bắt đầu xử lý các công việc triều chính và nảy ra ý định cướp ngôi nhà Đường.
Ảnh minh họa.
Trong xã hội cổ đại, địa vị của phụ nữ tương đối thấp, họ không được làm quan. Nhưng Võ Tắc Thiên lại là trường hợp đặc biệt, bà không những không làm quan mà còn trở thành hoàng đế.
Theo Sohu, sau khi Đường Cao Tông Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên ủng hộ cho Lý Hiển và Lý Đán lần lượt trở thành hoàng đế, sau đó phế truất họ và tự phong làm hoàng đế.
Mặc dù quan lại phản đối việc Võ Tắc Thiên xưng vương, nhưng dưới phương pháp đàn áp tàn ác của Võ Tắc Thiên, hầu hết quan lại dù tức giận nhưng không ai dám lên tiếng, chỉ có thể đầu hàng trước uy quyền của Võ Tắc Thiên. Các đại thần bên ngoài không dám hành động hấp tấp nhưng trong thâm tâm họ luôn sẵn sàng đánh đổ Võ Tắc Thiên.
Trong các đại thần của nhà Đường trước đây, Địch Nhân Kiệt là người ủng hộ Võ Tắc Thiên nhưng ông cũng muốn khôi phục thần khí họ Lý và triều đại nhà Đường. Lúc này, Địch Nhân Kiệt đã hỏi Viên Thiên Cương - nhà chiêm tinh học nổi tiếng uyên bác nhất lúc bấy giờ rằng, ai có thể lật đổ Võ Tắc Thiên?
Ảnh minh họa.
Viên Thiên Cương sau đó liền xem tử vi và phán rằng "ngũ chỉ hầu tử bả Võ Tắc Thiên" (ám chỉ 5 con khỉ sẽ lật đổ Võ Tắc Thiên). Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt không tin vào điều này và hỏi chúng có ý nghĩa gì nhưng Viên Thiên Cương chỉ mìm cười cho biết "thiên cơ bất khả lộ".
15 năm sau, vào năm 705 sau Công nguyên tức năm thứ nhất của Thần Long (lúc này Địch Nhân Kiệt qua đời từ lâu - PV) Võ Tắc Thiên lâm bệnh nặng, nằm liệt giường, các đại thần do Trương Giản Chi đứng đầu đã chờ đợi cơ hội lật đổ Võ Tắc Thiên. Bên cạnh Trương Giản Chi còn có bốn đại thần quan trọng khác là Vương Kính Huy, Hoàn Ngạn Phạm, Thôi Huyền Vỹ, Viên Thứ Kỷ. Năm đại thần này đã phát động "cuộc đảo chính Thần Long" buộc Võ Tắc Thiên phải thoái vị và trao lại quyền lực cho Lý Hiển.
Ảnh minh họa.
Như vậy, triều đại Võ Chu cuối cùng cũng kết thúc. Quả nhiên, lời nói năm đó của Viên Thiên Cương đã trở thành sự thật. Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, bà đã để lại một tấm bia để thế hệ sau đánh giá ưu nhược điểm của bà. "Ngũ hầu tử" mà Viên Thiên Cương nhắc tới chính là năm đại thần này. Sở dĩ họ được miêu tả là "hầu tử" là vì cả năm người trong số họ đều là hầu tước.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Theo PV/Văn hóa và Phát triển