Xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.800 mét dưới đáy biển Bắc Đại Tây Dương từ năm 1912, sau khi con tàu va phải một tảng băng và chìm. Do nằm quá sâu dưới biển, nó được bảo quản khá tốt cho đến khi được tìm thấy vào năm 1985.
30 năm đã trôi qua kể từ khi tìm thấy xác tàu Titanic, tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học cho rằng xác tàu không còn “nhiều thời gian”.
Xác tàu Titanic có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2030
Vào năm 2010, một nhóm nhà khoa học từ Tây Ban Nha và Canada đã nghiên cứu xác tàu Titanic ở phía bắc Đại Tây Dương trong suốt hai thập kỷ qua. Trong quá trình tìm hiểu họ phát hiện một loài vi khuẩn mới. Halmonas Titanicae – tên của loài vi khuẩn – ăn sắt để tạo năng lượng.
Trong một bài viết trên tạp chí Systematic and Evolutionary Microbiology, nhóm nghiên cứu cho biết, vi khuẩn đã “gặm” 50 nghìn tấn sắt kể từ khi Titanic đắm vào năm 1912.
Tiến sĩ Henrietta Mann, một nhà nghiên cứu của Đại học Dalhousie tại Canada thừa nhận ngăn chặn quá trình phân hủy của tàu Titanic là việc bất khả thi. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng những hiểu biết của con người về vi khuẩn Halmonas Titanicae sẽ giúp họ bảo vệ những công trình bằng sắt khác.
Tại đáy biển nơi xác tàu Titanic chìm, độ mặn của nước là khoảng 3,5%, một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tồn tại. Các nhà khoa học suy đoán xác tàu sẽ biến mất, nhưng không phải quá sớm.
Tuy nhiên, vì con tàu quá nổi tiếng, nhiều khả năng kể cả khi nó biến mất, loài người vẫn sẽ không bao giờ quên được sự kiện chìm tàu Titanic.
Theo VietQ