Đám mây phân tử Orion A là vùng hình thành sao mật độ cao nhất có chứa nhiều ngôi sao có khối lượng lớn.
"Bản đồ của chúng tôi khám phá các đặc điểm vật lý cần thiết để nghiên cứu cách các ngôi sao hình thành trong đám mây phân tử này, và cách thức ngôi sao trẻ tác động đến đám mây chủ", Shuo Kong, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói trên trang Journal Astrophysical.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Kong cho biết nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản đồ của đám mây Orion A bằng cách kết hợp dữ liệu từ một kính thiên văn Nobeyama Radio Observatory (NRO) đặt tại Nhật Bản và thiết bị giao thoa kế không gian đặt tại California.
Sau đó, trung tâm nghiên cứu máy tính Yale đã hỗ trợ xử lý tập dữ liệu lớn này và cuối cùng tạo ra hình ảnh.
Mời quý vị xem video: 5 bức ảnh đã thay đổi cả thế giới của NASA
"Cuộc khảo sát của chúng tôi là một sự kết hợp độc đáo của dữ liệu từ những thiết bị thăm dò thiên văn rất khác nhau", sinh viên tốt nghiệp Yale Jesse Feddersen, một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Ngoài ra, bản đồ này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiệu chỉnh các mô hình hình thành sao cho các nghiên cứu ngoại vi vũ trụ trước giờ. "Dữ liệu chúng tôi cung cấp ở đây sẽ mang lại lợi ích cho nghiên cứu về một loạt các giai đoạn tiến hóa của quá trình hình thành sao trong không gian", Arce nói.
Huỳnh Dũng (theo Phys)