Bật mí bất ngờ về cụm sao hình cầu nghèo kim loại

Google News

(Kiến Thức) - Mới đây, Kính viễn vọng Hubble bất ngờ quan sát về cụm sao hình cầu tên là Djorgovski 2, cùng các thông tin đặt biệt. Djorgovski 2 là một trong những cụm sao lâu đời nhất được biết đến cho đến nay.

Trước giờ, việc quan sát các cụm sao hình cầu trong thiên hà Milky Way có tầm quan trọng lớn đối với các nhà thiên văn học, vì chúng là một trong những vật thể lâu đời nhất trong vũ trụ. Do đó, chúng được coi là tiền đề quan trọng để nghiên cứu quá trình tiến hóa của sao.
Được phát hiện vào năm 1978, Djorgovski 2 (còn được gọi là ESO 456-SC38) là một cụm sao hình cầu nằm trong phần phình thiên hà, và cũng là một trong những vật thể gần nhất với trung tâm của Milky Way.
Bat mi bat ngo ve cum sao hinh cau ngheo kim loai
Nguồn ảnh: Phys. 
Với vị trí đặc biệt, Djorgovski 2 là một trong những cụm sao lâu đời nhất được biết đến cho đến nay. Điều này có nghĩa là nó có thể đã chứng kiến toàn bộ lịch sử của Milky Way. Do đó, nó có thể rất quan trọng trong việc nâng cao kiến thức về thiên hà chủ của chúng ta.
Vì vậy, một nhóm các nhà thiên văn học do Sergio Ortolani thuộc Đại học Padua, Ý, đã quyết định điều tra Djorgovski 2. Họ đã phân tích dữ liệu quan sát có sẵn về cụm sao này.
"Chúng tôi đã phân tích ESO456-SC38 dựa trên dữ liệu trắc quang học của Kính viễn vọng Không gian Hubble, với các bộ lọc F606W từ ACS, F110W và F160W từ WFC3”.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là rút ra các thông số về khoảng cách, tính kim loại và quỹ đạo chính xác của cụm sao này. Tiếp theo, những kết quả này đã được sử dụng để so sánh Djorgovski 2 với các cụm sao khác trong phần lồi bên trong Milky Way cũng từng phát hiện trước đây.
Theo nghiên cứu, Djorgovski 2 có khoảng cách chính xác khoảng 28.500 năm ánh sáng, có tính kim loại -1,11 khá nghèo và khoảng 12,7 tỷ năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cụm sao này có quỹ đạo tương đối lệch tâm, với độ lệch tâm lớn hơn 0,7. Quỹ đạo tăng theo tốc độ mô hình di chuyển của thiên hà, với khoảng cách xuyên tâm giữa 330 và 8.150 năm ánh sáng, tính từ trung tâm Milky Way.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)