'Đám cháy thây ma' đáng báo động đã xuất hiện ở ngôi làng lạnh nhất thế giới, nhiệt độ thấp hơn nhiều so với mức đóng băng.
Oymyakon, một ngôi làng ở Siberia, đông bắc Nga là nơi lạnh nhất trên Trái Đất mà có người ở. Những ngày gần đây, nhiệt độ thấp nhất là âm 60 độ C.
Nhưng dù đang trải qua nhiệt độ khắc nghiệt, tại Oymyakon xuất hiện những đám cháy bùng lên ngay bên dưới lớp tuyết dày. Nhiều hình ảnh ghi lại cho thấy khói cứ bốc lên từ sâu dưới mặt đất phủ đầy tuyết trong một hiện tượng được gọi là 'đám cháy ma thây'.
|
Nhiếp ảnh gia địa phương chụp được những cột khói bốc lên từ dưới lớp băng dày. |
Mặc dù đám cháy bề mặt đã được dập tắt từ lâu nhưng ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy âm ỉ dưới tuyết do có lượng than bùn và khí mêtan dồi dào. Khi tuyết tan, ngọn lửa có thể lan rộng trở lại.
Mùa cháy rừng trên khắp vùng Yakutia, thuộc thị trấn Oymyakon, là một trong những mùa cháy rừng tồi tệ nhất ghi nhận trong khu vực, khi gần 8 triệu hecta rừng đã bị đốt cháy.
Đám cháy âm ỉ suốt hàng tháng trời, lần cháy này kéo dài và là một trong những lần cháy tồi tệ nhất trong lịch sử. Trong khi đó, lửa có thể dập tắt do sự kết hợp giữa tuyết tan và mưa lớn vào mùa xuân.
Đám cháy thây ma là một hiện tượng hiếm khi xảy ra ở các quốc gia có khí hậu cực kỳ lạnh giá như miền bắc Canada, Alaska và Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hiện tượng xảy ra ngày càng thường xuyên do biến đổi khí hậu và cháy rừng.
Nhiếp ảnh gia Semyon Sivtsev đã chia sẻ video và hình ảnh về đám cháy thây ma ở ngôi làng quê hương Oymyakon của anh. "Tôi quay phim trên đồng cỏ gần làng Khara Tumul, cột khói bốc lên liên tục không ngừng". Semyon nói.
Những vụ đám cháy thây ma, đám cháy than bùn như vậy bùng cháy trong vài năm ở khu vực Mundullakh, không xa Oymyakon. Cuối cùng, ngọn lửa chỉ dập tắt khi có sự kết hợp của tuyết tan và mưa lớn kéo dài. Sau đó, ở vị trí này hình thành nên một hồ nước.
Đợt lạnh khủng khiếp đang diễn ra chưa đầy 6 tháng sau khi nơi đây ghi nhận ngày nóng kỷ lục. Hồi tháng 6, nhiệt độ ở Oymyakon lên đến 31 độ C. Thời kỳ khô hạn bất thường ở Siberia đã dẫn đến các trận cháy rừng hoành hành suốt cả năm.
Theo Hoàng Dung/Infonet