Bí ẩn vũ trụ: Ánh sáng ma huyền ảo từ các thiên hà chết

Google News

(Kiến Thức) - Cụm thiên hà khổng lồ Abell 2744, biệt danh là Cụm Pandora mang một vẻ ngoài ma quái dưới góc quan sát của kính viễn vọng Hubble.

Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã thu được ánh sáng ma quái mờ nhạt của những ngôi sao được đẩy ra từ các thiên hà cổ đại bị xé toạc cách đây vài tỷ năm. Hiện tượng kỳ thú này diễn ra bên trong một bộ sưu tập khổng lồ gồm gần 500 thiên hà.

Bên trong, các ngôi sao rải rác không còn bị ràng buộc với bất kỳ một thiên hà nào và trôi tự do giữa các thiên hà trong cụm.

Bi an vu tru: Anh sang ma huyen ao tu cac thien ha chet

Nguồn ảnh: Inverse 

Bằng cách quan sát ánh sáng từ những ngôi sao mồ côi, các nhà thiên văn học Hubble đã tập hợp các bằng chứng cho thấy có tới sáu thiên hà trong cụm bị xé thành từng mảnh trong suốt 6 tỷ năm.

Các nhà thiên văn học từ lâu đã đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng từ các ngôi sao tán xạ có thể được phát hiện được sau khi các thiên hà như vậy bị xé toạc, mất khả năng liên kết hoàn toàn.

Dữ liệu của Hubble tiết lộ ánh sáng màu xanh ma mị phủ nhiều trong hệ thống giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của các cụm thiên hà, ông Ignacio Trujillo thuộc Viện nghiên cứu Astruto de Astrariis (IAC), La Laguna, Tenerife, Tây Ban Nha cho biết.

Nhóm nghiên cứu ước tính rằng ánh sáng kết hợp của khoảng 200 tỷ ngôi sao bị bỏ rơi trong cụm cũng đóng góp khoảng 10% tổng độ sáng của cụm thiên hà.

Các phép đo của Hubble xác định rằng các ngôi sao ma mị phát xa ánh sáng xanh rất giàu các nguyên tố nặng hơn như oxy, carbon và nitơ. Điều này có nghĩa là các ngôi sao bị bỏ rơi phải là những ngôi sao thế hệ thứ hai hoặc thứ ba được làm giàu với các yếu tố trên, khi nó từng là các ngôi sao thế hệ thứ nhất của vũ trụ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực


 

Huỳnh Dũng (theo Sputnik)