Theo đó, Kính thiên văn WM Kech đã tìm thấy một "bóng ma" vũ trụ ẩn nấp xung quanh một lỗ đen siêu lớn ở xa.
|
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
|
Khám phá này mang đến cho các nhà thiên văn học một cơ hội quý giá để quan sát các hiện tượng xảy ra khi vũ trụ còn rất trẻ. Bóng ma tia X này thưc tế là một dạng năng lượng tia X khuếch tán vẫn còn sau khi các bức xạ khác từ vụ nổ lỗ đen đã biến mất từ nguồn HDF 130, cách xa hơn 10 tỷ năm ánh sáng và nguồn này hình thành vào thời điểm 3 tỷ năm sau Vụ nổ Big Bang.
Fabian và các đồng nghiệp nghĩ rằng tia X phát ra từ nguồn năng lượng HDF 130 là bằng chứng cho sự bùng phát mạnh mẽ từ lỗ đen trung tâm của nó dưới dạng các tia X bao gồm các hạt năng lượng di chuyển với tốc độ gần với tốc độ ánh sáng.
Khi vụ phun trào đang diễn ra, nó đã tạo ra lượng phóng xạ và phóng xạ tia X phi thường, nhưng sau vài triệu năm, tín hiệu tia X này mờ dần khi hiện tượng khuếch tán xảy ra, các elontron trong nó cũng mang ít năng lượng hơn xưa. Và nó không còn “mạnh mẽ”, rõ ràng như trước nữa.
"Con ma này cho chúng ta biết về vụ phun trào của lỗ đen rất lâu sau khi nó chết", Scott Chapman, cũng thuộc Đại học Cambridge nói.
"Ngay cả sau khi lỗ đen biến mất, phần lớn năng lượng từ vụ phun trào của lỗ đen vẫn còn," Fabian nói. "Bởi vì chúng rất mạnh, những vụ phun trào này có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường xung quanh kéo dài hàng tỷ năm".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo EarthSky)