Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô gửi về bức ảnh bí ẩn

Google News

Rốt cục bức ảnh bí ẩn này có gì đặc biệt mà khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chinh phục không gian, khám phá các miền đất mới xa xôi từ lâu đã là ước mơ của con người. Trong nhiều năm qua, rõ ràng đã và đang có rất nhiều người nỗ lực để thực hiện ước mơ này. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người có động lực để đi đến những nơi xa xôi. Do đó, việc khám phá không gian vũ trụ ngày càng trở nên thuận lợi và diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, nhờ ngày càng có nhiều phương tiện để hỗ trợ chinh phục vũ trụ, chẳng hạn như các nghiên cứu và phát triển các công cụ như tàu vũ trụ, robot thăm dò… giúp sự hiểu biết về không gian của con người càng trở nên toàn diện hơn.

Bức ảnh bí ẩn tiết lộ sự thật về Trái Đất

Con người cũng bắt đầu khám phá các hành tinh khác trong vũ trụ. Thế nhưng có một bức ảnh do tàu vũ trụ gửi về từ không gian cách 1,4 tỷ km lại khiến các chuyên gia bất ngờ và mỉm cười sau khi nhìn thấy. Đó là gì?

Bức ảnh màu này được tàu thăm dò Cassini của NASA chụp khi ở cách Trái Đất tới 1,4 tỷ km vào tháng 7/2013. Con tàu này đã chụp được khoảnh khắc đặc biệt về Trái Đất khi đang bay gần sao Thổ.

Cach xa 1,4 ty km, tau ty do gui ve buc anh bi an

Trái Đất và Mặt Trăng trong bức ảnh này chỉ là hai đốm sáng nhỏ ở giữa những vành đai của sao Thổ, với khoảng cách 1,4 tỷ km. Ảnh: NASA

Sao Thổ là hành tinh có đường kính lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời, và chỉ đứng sau sao Mộc về khối lượng.

Sao Thổ được phân loại là một hành tinh khí khổng lồ vì nó chủ yếu chứa khí và không có bề mặt xác định. Thành phần chủ yếu của hành tinh này là hydro.

Sau khi bay qua sao Mộc, vào năm 2004, tàu Cassini đã bay đến gần sao Thổ. Để tránh bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn, các nhà khoa học đã điều chỉnh cho đến khi con tàu vận hành trơn tru.

Sau một thời gian dài chờ đợi, Cassini đã bay vào quỹ đạo được thiết lập, đến được sao Thổ và bắt đầu khám phá hành tinh này. Ngoài việc đảm nhận trọng trách là phát hiện sao Thổ, Cassini còn có một sứ mệnh, đó là chụp ảnh Trái Đất. Các nhà khoa học tới từ 17 nước tham gia dự án thăm dò sao Thổ đã rất háo hức chờ đợi những bức ảnh từ con tàu Cassini.

Trái Đất là hành tinh duy nhất có đặc điểm sự sống mà chúng ta tìm thấy trong hệ Mặt Trời. Thậm chí, con người từng cho rằng Trái Đất là hành tinh đặc biệt nhất trong vũ trụ vì những sinh vật có dấu hiệu sự sống đều tồn tại ở đây. Tuy nhiên, một bức ảnh được tàu Cassini chụp được cách Trái Đất tới 1,4 tỷ km đã khiến các nhà khoa học nhận ra sự thật.

Bức ảnh được chụp vào ngày 19/7/2013 có thể được coi là bức ảnh đầu tiên chụp Trái Đất ở khoảng cách liên hành tinh. Ở khoảng cách 1,4 tỷ km, các vành đai sao Thổ nhìn rất rõ, trong khi Trái Đất chỉ nhỏ giống như một đốm sáng.

Ngay khi bức ảnh được gửi về, các nhà khoa học đã không khỏi bất ngờ và mỉm cười. "Thật tuyệt vời khi biết rằng Cassini có thể chụp ảnh hành tinh của chúng ta từ rất xa", bà Linka Spilker, nhà khoa học thuộc nhóm chuyên gia Dự án tàu Cassini chia sẻ cảm xúc khi lần đầu trông thấy bức ảnh này.

Những gì chúng ta nghĩ Trái Đất là một hành tinh khổng lồ hoá ra lại khác xa. Bức ảnh cũng là minh chứng nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Trái Đất, hành tinh xanh của chúng ta bé nhỏ ra sao trong vũ trụ rộng lớn.

Cassini – con tàu 3,3 tỷ USD và sứ mệnh 20 năm

Cassini được đặt tên theo Giovanni Cassini, nhà thiên văn học đã khám phá ra 4 Mặt Trăng của sao Thổ và một khoảng trống ở trong các vành đai của hành tinh xa xôi này.

Cach xa 1,4 ty km, tau ty do gui ve buc anh bi an-Hinh-2

Cassini là con tàu vũ trụ có tới 20 năm thực hiện sứ mệnh khám phá sao Thổ.

Theo Independent, Cassini được đánh giá là một trong những con tàu vũ trụ đáng nhớ nhất của NASA. Sứ mệnh của con tàu vũ trụ đặc biệt này cũng được xem là một trong những dự án về thám hiểm không gian thành công nhất.

Sau khi được phóng từ Trái Đất vào ngày 15/10/1997, Cassini đã cung cấp lượng thông tin đồ sộ về sao Thổ.

Do Cassini cạn kiệt nhiên liệu, đồng thời ngăn chặn khả năng Cassini đâm vào 2 Mặt Trăng (Titan và Enceladus) quay quanh sao Thổ có thể tồn tại sự sống, nên NASA buộc phải ngừng sứ mệnh của con tàu này.

Vào ngày 15/9/2017, tàu Cassini đã lao xuống sao Thổ lần cuối và bốc cháy trong bầu khí quyển của hành tinh này. Đây quả thực là một cái kết đầy tiếc nuối cho một con tàu lịch sử trị giá 3,3 tỷ USD. Trong suốt hành trình "tự sát", con tàu vũ trụ này vẫn hướng ăng-ten về phía Trái Đất và gửi về những dữ liệu quý giá.

Trong sứ mệnh 20 năm của mình, tàu Cassini đã cung cấp những con số thật đáng kinh ngạc.

Theo Giáo sư Vật lý vũ trụ Mathew Owens tại ĐH Reading (Anh), tàu Cassini đã phát hiện 6 Mặt Trăng và chụp được tới 500.000 bức ảnh, chuyển về gần một terabyte dữ liệu để làm cơ sở cho hơn 4.000 nghiên cứu khoa học. Đây là một sứ mệnh vô cùng thành công đối với tất cả những người tham gia và liên quan.

Nhà thiên văn học Marek Kukula tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich, nhận định: "Tàu Cassini đã làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của chúng ta về sao Thổ khi truyền về những hình ảnh đẹp tới mức sửng sốt về các đám mây, vành đai và Mặt Trăng của sao Thổ. Đồng thời cho phép chúng ta cảm thấy như thể mình đang ở trên đó cùng với tàu vũ trụ".

Nhà thiên văn học Marek Kukula cho rằng sứ mệnh của con tàu Cassini là một cuộc phiêu lưu vĩ đại. Đặc biệt, những thành tựu của sứ mệnh này vẫn sẽ được nhắc tới trong nhiều thập kỷ sau.

Theo Minh Hằng/Báo Tổ quốc