Được biết, lỗ đen quái vật này nằm cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng và được các nhà nghiên cứu đặt tên là LB-1.
Thiên hà Milky Way được ước tính chứa 100 triệu lỗ đen sao. Các vật thể vũ trụ khác được hình thành do sự sụp đổ của các ngôi sao lớn và ánh sáng dày đặc đến nỗi không thể thoát ra.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã ước tính khối lượng của một lỗ đen sao riêng lẻ trong thiên hà của chúng ta nặng trung bình không quá 20 lần so với khối lượng Mặt trời. Nhưng việc phát hiện ra một lỗ đen khổng lồ như LB-1 đã lật đổ giả định đó.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Cụ thể, LB-1 nặng gấp 70 lần so với khối lượng Mặt trời.
“Phát hiện này là một bất ngờ lớn. Các lỗ đen có khối lượng như vậy thậm chí không tồn tại nhiều trong thiên hà Milky Way, theo hầu hết các mô hình tiến hóa vũ trụ hiện nay", giáo sư LIU nói.
Giờ đây, các nhà lý thuyết sẽ phải chấp nhận thách thức để giải thích sự hình thành của nó.
Giáo sư LIU và cộng tác viên đã khảo sát bầu trời bằng Kính viễn vọng quang phổ đa vật thể ở khu vực bầu trời lớn (LAMOST) của Trung Quốc, tìm kiếm các ngôi sao quay quanh một vật thể vô hình, được kéo bởi trọng lực.
Việc phát hiện ra LB-1 rất phù hợp với một bước đột phá khác trong vật lý thiên văn.
"Phát hiện này buộc chúng tôi phải kiểm tra lại các mô hình về cách thức các lỗ đen khối lượng lớn hình thành", Giám đốc LIGO David Reitze từ Đại học Florida ở Mỹ cho biết.
Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, LB-1 được hình thành bằng cách hợp nhất hai lỗ đen lại.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)