Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn học thuộc Đại học Texas A & M, nhóm chuyên gia thiên văn đã phát hiện ra rằng, một phần đáng kể các thiên hà cổ đại trong vũ trụ chúng ta vẫn đang tích cực hình thành các ngôi sao.
Kim-Vy Tran từ Đại học Texas A & M và nhóm của cô đã dành 4 tháng để phân tích các hình ảnh được chụp từ Máy đa quang phổ hình ảnh (MIPS). Trong quá trình này, cô đã phát hiện một cụm thiên hà cổ đại gần 10 tỷ năm tuổi có độ dịch chuyển đỏ cao.
|
Nguồn ảnh: Spaceflight Now
|
Hệ thống này có tên gọi CLG J02182 -05102. Sau nhiều tháng theo dõi sát sao, các nhà khoa học đã có thể xác định rằng cụm thiên hà cổ đại này đã và đang tạo ra hàng trăm đến hàng nghìn ngôi sao mới mỗi năm, tỷ lệ hạ sinh sao cao hơn so với các thiên hà cổ đại gần đó.
Điều đặc biệt nổi bật là tỷ lệ hạ sinh sao ở trung tâm thiên hà luôn cao hơn so với các vùng rìa thiên hà. Trước giờ, ở các thiên hà cổ đại thì phần lõi của các cụm thiên hà được biết đến là những nghĩa địa ngôi sao cũ, rất ít hoặc không có sao mới hình thành.
Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán CLG J02182-05102 sắp kết thúc thời kỳ siêu hoạt động hạ sinh sao, và sẽ sớm chuyển sang giai đoạn thụ động trong tương lai. Hiện tại, đâu là nguồn kích hoạt quá trình hạ sinh sao cực kỳ tích cực, năng động trong CGL J02182-05102 dù tuổi đời khá lớn vẫn chưa được các nhà khoa học giải mã.
“Cụm thiên hà đang tạo ra ngôi sao cuối cùng của chúng”, Tran nói. Nhưng có quan điểm cho rằng, cụm thiên hà này tạo ra các ngôi sao từ nguồn khí hydro dồi dào của riêng mình và cũng bằng cách "ăn thịt" từ từ các thiên hà khác, bao gồm vật chất bụi liên sao, khí lạnh, năng lượng…
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Smithsonian Magazine)