"Đứng hình” chứng kiến rắn hổ mang chúa cắn trăn gấm ở vườn nhà

Google News

Người dân ở Thái Lan phát hiện hai con vật quyết chiến trong tình trạng quấn chặt lấy nhau, miệng rắn hổ mang cắn mạnh vào cổ trăn gấm.
 

Anh Surapong Chompupruk, 59 tuổi sống ở Pattaya, Thái Lan bất thình lình nghe thấy tiếng động lạ từ khu vườn sau nhà.
Người đàn ông Thái Lan tò mò bước ra xem thì hết sức sửng sốt khi phát hiện một con rắn hổ mang chúa dài tới 4 mét đang kịch chiến với trăn có kích thước tương đương.
 Con rắn hổ mang chúa dài 4m nguy hiểm.

 Con trăn gấm có kích thước tương tự...
Con trăn dường như bị mắc kẹt vào lưới đánh cá nên không thể di chuyển. Khi nhìn thấy Surapong, con rắn hổ mang bị phân tâm, quay sang ẩn mình bên dưới bụi rậm. Con trăn đang bị mắc kẹt trong lưới nhờ đó sống sót, trên mình còn những vết răng của hổ mang.
Chompupruk liền lấy lại bình tĩnh để gọi cứu hộ. Các chuyên gia bắt rắn có mặt không lâu sau đó.
3 người đàn ông đã chật vật khống chế hổ mang chúa kiểm soát phần đầu, không cho con rắn phản kháng.
Hai con vật sẽ được thả về môi trường tự nhiên, nhưng ở cách xa nhau để tránh khả năng chúng lại tìm thấy nhau để kịch chiến.
Không rõ cuộc chiễn sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn con trăn sẽ khó sống sót khi trúng những vết cắn cực độc của rắn hổ mang.
Hổ mang chúa luôn chiếm ưu thế trong các cuộc đối đầu với trăn nhờ nọc độc chết người.
Chất độc thần kinh có trong nọc rắn ngăn chặn hoạt động của hệ thống thần kinh và hệ thống thần kinh - cơ trong vòng 15 phút đến 2giờ, gây ra tình trạng buồn ngủ, tê liệt, mất ý thức, khó thở.
Ở giai đoạn cuối cùng, độc tố cardiotoxin làm tăng huyết áp trước khi nhanh chóng chậm lại và khiến tim ngừng đập.
Và đó chính là lý do, bất kì loài vật nào ngấm nọc độc của hổ mang chúa đều mất mạng!
Theo Huyền Đề/Người đưa tin