Khi động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Google News

(Kiến Thức) - Ong mật thường ném con bị bệnh ra khỏi tổ, trong khi tinh tinh cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm bằng cách cô lập chúng. 

Cả thế giới đang "gồng mình" chống Covid-19, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh phong tỏa, yêu cầu người dân cách ly tại nhà. Ở Việt Nam, các trường học cho học sinh nghỉ, nhiều công ty, doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc tại nhà tránh lây lan dịch bệnh. 
Trên thực tế, không chỉ có con người mà các loài động vật trong thế giới tự nhiên cũng có khái niệm cách ly xã hội. Theo Joseph Kiesecker, trưởng nhóm nghiên cứu của tổ chức The Nature Conservancy, với giác quan nhạy bén có thể phát hiện bệnh truyền nhiễm, điều chỉnh hành vi động vật cũng biết cách ly đồng loại để tránh lây bệnh.
Ong mật
Ông Alison McAfee, nghiên cứu sinh hệ sau tiến sĩ ở khoa Côn trùng học và Mầm bệnh cây trồng ở Đại học Bắc Carolina, Mỹ cho biết, ong mật dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, điển hình là bệnh thối ấu trùng. 
Khi ấy con bị bệnh phát ra mùi hóa học như hỗn hợp axit oleic và β-ocimene, một loại pheromone ở ong mà những con trưởng thành có thể đánh hơi. Sau khi xác định cá thể mang mầm bệnh, ong thợ thường ném chúng ra khỏi tổ như một hành vi cách ly đồng loại nhiễm bệnh
Tinh tinh 
Bệnh phổ biến ở loài tinh tinh là bại liệt do virus có độ lây nhiễm cao. Loài động vật này cách ly đồng loại bị nhiễm bệnh bằng cách cô lập hoặc tấn công chúng. 
Năm 1966, trong khi nghiên cứu tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania, nhà linh trưởng học Jane Goodall quan sát một con tinh tinh tên McGregor mắc bệnh bại liệt. Nó tới gần những con tinh tinh khác đang chải lông cây và vươn tay chào nhưng các thành viên trong đàn mau chóng bỏ đi mà không hề ngoái lại. 
Giống như con người, tinh tinh là sinh vật bị ảnh hưởng bởi hình thức. Sự kỳ thị ban đầu đối với tinh tinh bại liệt có thể đến từ nỗi sợ hãi đối với hình hài biến dạng của chúng. 
Tôm hùm gai Caribe
Loài động vật này xua đuổi cá thể nhiễm virus Panulirus argus trong quần thể trước khi bản thân chúng bị lây bằng chính những "vũ khí" chúng thường dùng để tự vệ hoặc săn mồi. 
Tôm hùm khỏe mạnh đánh hơi hợp chất hóa học phát ra từ con bị ốm. , sau đó thường cách ly trong vòng 4 tuần.

Ếch trâu Mỹ

Theo tạp chí National Geographic, nghiên cứu từ Kiesecker nhận thấy nòng nọc không chỉ có khả năng phát hiện bệnh nhiễm nấm nguy hiểm ở những con nòng nọc khác mà các cá thể khỏe mạnh còn chủ động tránh tiếp xúc với đồng loại bị ốm.

Tương tự ong mật, nòng nọc dựa vào tín hiệu hóa học để xác định con bị ốm sau đó cách ly đồng loại nhưng không tấn công chúng. 

 

10 Loài Động  Vật Nguy Hiểm Nhất Hiện Nay. Nguồn: Youtube Top Bí Ẩn


Mộc Nhiên