Kể từ khi đến tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6 năm nay, đầu dò Tàu vũ trụ Hayabusa2 đã nghiên cứu 54.000 điểm trên bề mặt của nó.
Kết quả cho thấy tiểu hành tinh Ryugu được xếp vào loại tiểu hành tinh kiểu C, một loại tiểu hành tinh chứa hàm lượng carbon cao và thường có độ ẩm trong các tảng đá nằm rải rác trên bề mặt của chúng.
Các nhà khoa học muốn tìm bằng chứng về độ ẩm như vậy trên bề mặt địa chất Ryugu, vì sự hiện diện của nước có thể làm cho các tiểu hành tinh có thể sống được ở hiện tại hoặc tương lai.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Nằm cách 186.400.000 dặm (300 triệu km) tính từ Trái đất, Ryugu quay quanh trục của nó 7,5 giờ/ 1 lần và mất 474 ngày để quay quanh Mặt Trời.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ
Các nhà khoa học khẳng định rằng, tính tới thời điểm hiện tại, đầu dò của tàu vẫn chưa thấy dấu hiệu của nước trên bề mặt địa chất tiểu hành tinh Ryugu. Đầu dò sẽ tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này bằng cách sẽ thả bốn con dao nhỏ xuống bề mặt của Ryugu để lấy mẫu tiếp tục.
Tàu này sẽ rời Ryugu vào tháng 12/2019 và quay trở lại Trái đất đem các mẫu thăm dò về.
Hiện tại, ngay cả khi không có bằng chứng về nước được tìm thấy trên Ryugu, điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ có nước. Có thể nước đã từng tồn tại nhưng sau đó bị bốc hơi, có thể thông qua sự tương tác với ánh sáng từ Mặt Trời.
Huỳnh Dũng (theo Phys)