Khám phá này có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu được lý do tại sao một số siêu tân tinh mạnh hơn nhiều so với những đối tượng cùng loại khác.
Cụ thể, một siêu tân tinh đã được phát hiện trong thiên hà UGC 5189A, nằm cách xa khoảng 160 triệu năm ánh sáng.
|
Nguồn ảnh: astrobites (Weblog).
|
Hình ảnh tổng hợp này của UGC 5189A cho thấy dữ liệu tia X từ Chandra có màu tím và hiệu ứng quang học từ Kính viễn vọng Không gian Hubble có màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Và SN 2010jl là một siêu tân tinh chứa tia X rất sáng gần đỉnh thiên hà.
Trong quan sát của Chandra về siêu tân tinh SN 2010jl, các tia X của vụ nổ bị hấp thụ mạnh bởi một cái kén khí dày đặc xung quanh. Cái kén này được hình thành do khí thổi ra từ ngôi sao lớn trước khi nó phát nổ.
Dữ liệu của Chandra cho thấy dòng khí phát ra tia X có nhiệt độ rất cao - lớn hơn 100 triệu độ Kelvin, là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy nó đã bị siêu tân tinh đốt nóng.
Mời quý vị xem video: Khám phá bất ngờ về vũ trụ bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Universe Today)