Kỹ thuật và chất lượng ướp xác ở Ai Cập cổ đại như thế nào?

Google News

Nhắc tới Ai Cập cổ đại, chúng ta không chỉ nhắc tới Kim tự tháp, còn nổi tiếng với những xác ướp hàng ngàn năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày nay.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng cái chết chỉ là trạng thái tạm thời, cuộc sống vẫn sẽ tiếp tục sau khi chết và linh hồn của họ cần có thể xác. Do đó, họ tìm cách bảo quản thi thể một cách tốt nhất và coi đây là điều cần thiết để tiếp nối sự sống. Nếu thể xác bị phá huỷ, linh hồn có thể bị mất và không thể bước sang thế giới bên kia. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao việc chuẩn bị mộ lại được coi là nghi lễ quan trọng trong xã hội Ai Cập cổ đại. Quá trình này có thể được chuẩn bị từ rất lâu, trước khi người đó qua đời.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?

Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại

Sau khi chết, thi thể sẽ bắt đầu phân hủy. Để ngăn thi thể bị phân hủy, cần phải lấy đi độ ẩm và oxy của các mô. Những người Ai Cập ban đầu chôn cất thi thê trong các hố nông trên sa mạc. Cát khô, nóng đã nhanh chóng loại bỏ hơi ẩm từ xác chết và tạo ra một xác ướp tự nhiên. Tuy nhiên, mãi đến sau này, người Ai Cập cổ đại mới "phát minh" ra một kỹ thuật ướp xác tạo ra tất các xác ướp "hoàn hảo" mà chúng ta đã tìm thấy ngày nay.

Quy trình ướp xác

Một nghiên cứu được công bố năm 2011 về các vật liệu được sử dụng trong ướp xác ở Ai Cập cổ đại, cho thấy quá trình này thường mất 70 ngày và bao gồm các bước sau:

- Sau khi qua đời, thi thể được các thợ ướp xác chuyển tới một túp lều được gọi là nơi thanh lọc - Ibu để rửa sạch bằng nước sông Nile và rượu cọ.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?-Hinh-2

- Nội tạng là những bộ phận dễ bị phân hủy nhất nên chúng được một người thợ ướp xác lẩy ra bằng cách rách một đường ở sườn trái của thi thể. Quả tim vẫn được để nguyên vì đối với người Ai Cập, nó là hiện thân của trí tuệ và người chết sẽ không thể thiếu nó khi sang thế giới bên kia.

- Não cũng được những người thợ ướp xác lấy ra bằng một các móc đặc biệt. Họ đập vỡ một phần sống mũi và nhét cái móc qua lỗ mũi đến tận sọ.

- Nội tạng sau khi lấy ra được rửa bằng rượu cọ, sau đó được đặt trong 4 chiếc bình thảo dược và chôn cùng người chết.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?-Hinh-3

- Muối natron được những người thợ nhồi vào ổ bụng cũng như bao phủ xung quanh thi thể để hút ẩm và giúp thi thể giữ nguyên hình dạng.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?-Hinh-4

- Sau 40 ngày, những người thợ sẽ dùng nước sông Nile để rửa thi thể. Sau đó, họ sẽ dùng dầu để bôi lên các nhằm giúp da đàn hồi.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?-Hinh-5

- Sau đó, các thợ ướp xác bắt đầu tiến hành gói xác chết. Họ sử dụng vải lanh quấn quanh đầu và cổ. Ngón tay và ngón chân được quấn riêng.

- Người Ai Cập cổ đại tin rằng những lá bùa có thể bảo vệ người chết an toàn trên đường sang thế giới bên kia nên họ đặt chúng giữa các lớp quấn quanh thi thể.

- Khi những người thợ tiến hành công đoạn ướp xác, một linh mục sẽ đứng cạnh đọc thần chú để giúp người chết xua đuổi tà ma, những linh hồn độc ác.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?-Hinh-6

- Chân và tay thi thể được buộc lại với nhau và những người thợ đặt ở giữa 2 tay thi thể là cuốn sách dành cho người chết.

- Thi thể sẽ được cuộn thêm nhiều lớp vải lanh. Những người thợ bôi nhựa dính ở mỗi lớp vải để gắn chết chúng với nhau. Một tấm vải to được sử dụng để quấn quanh xác ướp. Sau đó, hình thần Osiris được những người thợ vẽ lên bề mặt tấm vải. Xác ướp được quấn thêm một tấm vải lanh lớn nữa. Cuối cùng, những người thợ dùng nhiều dây vải lanh quấn quanh xác ướp. Sau đó, họ đặt xác ướp vào trong một quan tài nhỏ được đặt trong một quan tài lớn hơn.

Ky thuat va chat luong uop xac o Ai Cap co dai nhu the nao?-Hinh-7

Xác ướp Ai Cập cổ đại được bảo quản tốt một cách đáng kinh ngạc. Minh chứng là các nhà khoa học vẫn có thể khám nghiệm tử thi trên xác ướp để xác định nguyên nhân cái chết và thậm chí là phân lập được các mẫu ADN.

Điều này khiến người Ai Cập cổ đại được coi là bậc thầy trong việc ướp xác. Trải qua hàng nghìn năm, những xác ướp này đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quý báu về nền văn minh cổ đại này

Theo Dương Huyền / Công lý & xã hội