‘Ma cà rồng’ sở hữu 3 nhà máy thủy điện khủng nhất Việt Nam

Google News

Dòng sông này từng khiến các chuyên gia nước ngoài phải ‘bó tay’ vì độ ‘bất trị’ của mình. Vậy nên họ đặt cho nó biệt danh: Ma cà rồng. Nhưng ‘con ma cà rồng’ này lại sở hữu ‘nguồn vàng trắng’ vô cùng quý giá.

Trong văn học, Nguyễn Tuân từng gọi một dòng sông ở vùng Tây Bắc Việt Nam biệt danh “con ngựa bất kham” bởi nó đẹp nhưng vô cùng khó trị. Điều này hoàn toàn có căn cứ, bởi đến cả các nhà khoa học Pháp thời trước, những người được xem là thiên tài hàng đầu thế giới cũng phải rụt rè khi đứng trước dòng sông này. Họ gọi nó là “ma cà rồng” khi sở hữu tầng cuộn sỏi dày đến 70 mét dưới đáy sông, trong lòng đất còn có những tầng đứt gãy ngầm (hiện tượng kast). Chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam nghiên cứu, giúp đỡ cũng phải lắc đầu ngao ngán: “Dòng sông này quá khó trị”.
‘Ma ca rong’ so huu 3 nha may thuy dien khung nhat Viet Nam
Sông Đà là nhánh lớn nhất trong hệ thống sông Hồng. Ảnh: Vietnam.vn
Thế nhưng, dòng sông nổi tiếng hung bạo lại sở hữu 3 nhà máy thủy điện khủng nhất Việt Nam. Vì vậy, nó còn được ví như “nguồn vàng trắng” quý giá của đất nước ta. Dòng sông được nói đến chính là sông Đà.
Sông Đà là phụ lưu lớn nhất trong hệ thống sông Hồng. Ngoài nhưng biệt danh “dọa người”, nó còn được gọi là dòng “độc Bắc lưu”. Bởi trong khi mọi dòng sông của Việt Nam đều chảy về hướng Đông, duy chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.
Hiện tại, trên sông Đà có ba nhà máy thủy điện lớn là: Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Ba nhà máy này có tổng công suất 6.000 MW, là chuỗi nhà máy trên một dòng sông lớn nhất Đông Nam Á, đóng góp đến 30% sản lượng điện quốc gia.
‘Ma ca rong’ so huu 3 nha may thuy dien khung nhat Viet Nam-Hinh-2
Trên dòng sông này có nhiều nhà máy thủy điện lớn như Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Ảnh: Lai Chau Tourism
Sông Đà bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Bảo thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có điểm tiếp xúc đầu tiên với lãnh thổ Việt Nam ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Sông Đà chảy từ Lai Châu qua Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Diện tích lưu vực của sông Đà lên đến 52.900 km2, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam là khoảng 527 km (có tài liệu ghi là 543 km).
Ngoài cái tên sông Đà, nó còn được gọi là sông Bờ, sông Đà Giang, sông Đen. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những dấu tích cho thấy hai bên bờ sông Đà xa xưa kia là nơi quần tụ và sinh sống của các cư dân cổ đại. Có thể nói, dòng sông này chính là minh chứng cho sự phát triển của con người từ thời nguyên thủy đến thời văn minh kim khí, góp phần vào bức tranh đa dạng của nền văn hóa cổ đại ở miền Bắc nước ta.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo