Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi 2 nhà cổ sinh vật học Antonis Bartsiokas (Đại học Democritus ở Thrace, Hy Lạp) và Juan-Luis Arsuaga (Đại học Madrid và Viện Y tế Calos II về hành vi và tiến hóa con người Madrid, Tây Ban Nha) đã phân tích chi tiết những khúc xương hóa thạch và phát hiện những vết sẹo kỳ lạ, thứ được tạo ra khi con người bị thiếu chất và đặc biệt là thiếu vitamin D lâu ngày. Điều đó xảy ra ở rất nhiều bộ hài cốt và không phải do một đợt bị giam cầm đột xuất mà đã lặp lại nhiều lần trong cuộc đời họ, để lại những khuyết tật xương rõ ràng và vĩnh viễn.
Ngoài ra họ đều bị còi xương, bệnh tuyến giáp và viêm xương fibrosa, những vấn đề vốn là biểu hiện của chứng loạn dưỡng xương do thận gây ra bởi bệnh tật mạn tính.
Giấc ngủ đông là lời giải thích hợp lý nhất cho những khuyết tật và bệnh hàng loạt này, cho dù chính các tác giả ban đầu cảm thấy điều này như "khoa học viễn tưởng". Nguyên nhân loài gấu ngủ mà không bệnh là vì cơ thể chúng dự trữ chất béo tốt, còn con người thì không.
Xem xét lại lịch sử tiến hóa muôn loài, điều đó hoàn toàn khả thi. Đã có những bằng chứng cho thấy không chỉ gấu mà một số động vật có vú khác đã phát triển khả năng ngủ đông trong giai đoạn đầu của sự tiến hóa, giúp các sinh vật nguyên thủy vượt qua được mùa đông khan hiếm lương thực, khi mà chúng chưa phát triển đủ các kỹ năng săn tìm và dự trữ thức ăn phù hợp với thời tiết khắc nghiệt.
Phát biể trên The Guardian, các tác giả cho biết họ đang tiếp tục nghiên cứu xem loài người đã mất đi khả năng ngủ đông như thế nào, cũng như xác định loài của các bộ hài cốt. Chỉ mới có vài bộ cho ra kết quả chưa chắc chắn, cho thấy họ có thể là Homo heidellbergensis. Như các nghiên cứu trước đó chỉ ra, chi Người từng rất phong phú nhưng hầu hết họ đã tuyệt chủng, chỉ còn lại mỗi Homo sapiens, chính là loài người hiện đại chúng ta.