Trong nhiều thập kỷ, giả thuyết phổ biến về sự tuyệt chủng của loài khủng long là một tiểu hành tinh từ vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc đâm vào Trái Đất, gây ra trận đại hồng thủy và xóa sổ hầu hết sự sống trên hành tinh xanh.
Tuy nhiên, hai nhà khoa học tới từ Đại học Harvard lại có cái nhìn khác biệt.
Giáo sư Avi Loeb và cộng sự Amir Siraj cho rằng vật thể từng đoạt mạng của tất cả loài khủng long đến từ một khu vực xa hơn so với các giả định này.
Theo lý thuyết mới này, nguyên nhân của thảm kịch đây 66 triệu năm đến từ các sao chổi xuất phát từ đám mây Oort xa xôi. Đám mây Oort là tập hợp các vật thể lạnh giá, có khả năng là những gì còn sót lại khi các hành tinh hình thành 4,6 tỷ năm trước.
Hình minh họa vụ va chạm cách đây 66 triệu năm.
Theo đó, lực hấp dẫn từ sao Mộc kéo sao chổi này tới gần hệ Mặt Trời.
"Sao Mộc hoạt động như loại máy bắn bi. Lực hấp dẫn của Sao Mộc đã bắn các sao chổi này vào một quỹ đạo đưa nó đến rất gần Mặt Trời. Lúc này, lực thủy triểu do Mặt trời tạo ra xuất hiện khiến sao chổi vỡ ra. Một số mảnh vỡ của sao chổi đi vào quỹ đạo của Trái Đất. Một trong số này có đường kính 80 km đâm sầm vào bờ biển Mexico", nghiên cứu nêu rõ.
Theo nghiên cứu, mảnh vỡ của sao chổi từ đám mây Oort phù hợp với cấu tạo bất thường của tác nhân gây ra vụ va chạm hơn là một tiểu hành tinh gần Trái Đất hơn.
Theo Loeb, tìm hiểu sâu hơn về "giao thông" trong không gian hết sức quan trọng trong việc xác định các tác nhân tiềm năng có thể đe dọa hành tinh của chúng ta trong tương lai.
"Đó hẳn là cảnh tượng kinh ngạc. Nhưng chúng tôi không muốn nhín thấy điều đó một lần nữa", Loeb nói.
Mặc dù vậy, lý thuyết của hai nhà khoa học tới từ Đại học Harvard vấp phải sự hoài nghi của cộng đồng khoa học.
Theo Diệu Hoa/VTC News