Phát hiện các tia pháo sáng cực đại bắn ra từ sao khổng lồ

Google News

(Kiến Thức) - Sử dụng dữ liệu từ Đài thiên văn Konkoly, các nhà thiên văn học đã kiểm tra pháo sáng của ngôi sao khổng lồ có tên KIC 2852961. Kết quả nghiên cứu này giúp ngành thiên văn hiểu rõ hơn về cơ chế đằng sau sự bùng phát trong các ngôi sao khổng lồ.

Pháo sáng sao là hiện tượng giải phóng năng lượng lớn từ một ngôi sao. Chúng xảy ra khi sự dịch chuyển trong từ trường của ngôi sao tăng tốc các electron tới tốc độ tiếp cận với ánh sáng, dẫn đến sự phun trào, tạo ra sự phát xạ trên toàn bộ lớp quang phổ điện từ.

Nằm cách chúng ta khoảng 2.650 năm ánh sáng, KIC 2852961 (tên gọi khác: 2MASS J19261136 + 3803107, TIC 137220334) lớn hơn mặt trời của chúng ta khoảng 13 lần. Nó có nhiệt độ bề mặt khoảng 4.448 độ C và thời gian quay hoàn thành một vòng quỹ đạo mất khoảng 35,5 ngày.

Phat hien cac tia phao sang cuc dai ban ra tu sao khong lo

Nguồn ảnh: Popular Mechanics 

Các quan sát trước đây về KIC 2852961 phát hiện các tia sáng lớn từ nguồn này và xác định rằng, loại quang phổ của nó rất có thể là G9 hoặc K0 III. Một nghiên cứu cho rằng, vật thể này dưới dạng nhị phân quang phổ đơn, tuy nhiên không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về tính chất của nó.

Giờ đây, một nhóm các nhà thiên văn học do Zsolt Kővári thuộc Đài thiên văn Konkoly, Hungary quyết định xem xét kỹ hơn về các vụ nổ xảy ra trên KIC 2852961 để hiểu rõ hơn về bản chất của vật thể này.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã xác định được 59 sự kiện bùng phát trên KIC 2852961 với năng lượng bùng phát cực đại trong khoảng 35,74 đến 38,38 erg. Điều này có nghĩa là pháo sáng trên KIC 2852961 nói chung mạnh hơn so với pháo sáng quan sát được trên các ngôi sao khổng lồ khác trong vũ trụ.

Nghiên cứu còn cho thấy KIC 2852961 có khối lượng gấp khoảng 1,7 khối lượng mặt trời. Kết quả này cho thấy sự tiến hóa nhanh hơn, trẻ hơn khoảng 1,7 tỷ năm của KIC 2852961 so với suy nghĩ trước đây.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao Già Hơn Vũ trụ 200.000.000 Năm tuổi. Nguồn video: Soi sáng.


Huỳnh Dũng (theo Axios)