Các nhà khảo cổ cho biết, những người được chôn cất trong nghĩa trang khá đa dạng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Nằm ở thị trấn Île-Rousse trên bờ biển phía bắc của hòn đảo này, nghĩa trang dường như đã được sử dụng từ thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, thời kỳ mà Đế chế La Mã đang dần suy tàn.
Nhiều thi thể được tìm thấy được chôn cất bên trong những chiếc amphora, những chiếc bình lớn thường được dùng để chứa hàng hóa như dầu ô liu, rượu vang hoặc dưa chua. Thiết kế của bình amphoras cho thấy rằng chúng đến từ Bắc Phi, một số có thể được sản xuất ở Carthage (Tunisia).
Bộ xương người được tìm thấy trong bình amphora tại đảo Corsica của Pháp.
Jean-Jacques Grizeaud, một nhà khảo cổ học tại Viện Nghiên cứu Khảo cổ học Phòng ngừa Quốc gia Pháp (INRAP), cho biết những người được chôn cất trong nghĩa địa, có thể sống gần nghĩa địa ở Corsica. Ông Grizeaud cho biết thêm, vào thời điểm đó, rất nhiều hoạt động giao thương đang diễn ra trên khắp Địa Trung Hải.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một số ngôi mộ được lợp bằng ngói đất nung mà người La Mã gọi là "tegulae". Người La Mã thường sử dụng loại ngói này để lợp mái của các tòa nhà và đôi khi dùng ở các khu chôn cất.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nghĩa địa nằm dưới chân nhà thờ Đức Mẹ được xây dựng vào năm 1893.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những nơi chôn cất khác được tìm thấy trên đảo, chẳng hạn như ở các địa điểm Mariana và Sant'Amanza, có liên quan đến các tòa nhà thờ cúng. Nghiên cứu thêm cần được thực hiện để xác định những thị trấn hoặc thành phố cổ đại nằm gần nghĩa địa này.
"Không có đề cập thực sự về một thành phố trong các văn bản cổ hoặc trong bản đồ của [Corsica] do Ptolemy thực hiện," một nhà địa lý sống ở thế kỷ thứ hai sau Công nguyên Grizeaud cho biết.
Trong vài tháng tới, các nhà khảo cổ học sẽ tiến hành công việc trong phòng thí nghiệm để xác định giới tính, tuổi chính xác của người chết và bất kỳ bệnh tật hoặc thương tích nào mà họ có thể mắc phải, Grizeaud nói.
Theo Hà Thu/Tiền phong