Rùng mình lính cứu hỏa khuất phục trăn khổng lồ bằng tay không

Google News

(Kiến Thức) - Khi con trăn khổng lồ đang nằm cuộn mình trên mái nhà ở Thái Lan, người lính cứu hỏa lặng lẽ tiếp cận, chụp lấy đầu con vật và nắm chặt, giằng co và khuất phục con vật bằng tay không.

Thông tin đăng tải trên tờ Reuters cho hay, màn bắt trăn khổng lồ bằng tay không đầy kinh ngạc diễn ra tại một ngôi nhà ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Người lính cứu hỏa thực hiện việc bắt trăn khổng lồ là Pinyo Pukpinyo, 50 tuổi, ông nhận được thông báo từ một gia đình về sự xuất hiện của con trăn lớn dài 5m nên lập tức có mặt và tiếp cận con vật.

Sự đáng sợ của con trăn "khủng" khiến nhiều người lo ngại, vì con trăn rất khỏe và chỉ cần sai một bước nhỏ, người lính cứu hỏa có thể mất mạng.

Rung minh linh cuu hoa khuat phuc tran khong lo bang tay khong
 
Ngay khi tiếp cận được con vật, người lính cứu hỏa vồ lấy đầu con vật và nắm chặt trước khi giằng co với nó trên mái nhà.
Cảnh tượng người và trăn giằng co khiến ai nhìn thấy cũng phải thót tim. Sau một hồi giằng co, con trăn khổng lồ cuối cùng cũng bị chinh phục.

Mời quý vị xem video: Khiếp vía cảnh trăn khổng lồ Nam Mỹ ói thức ăn

Chủ nhân ngôi nhà bị con vật "xâm chiếm" chỉ dám đứng nhìn từ xa và quay lại cảnh ông Pukpinyo khuất phục nó và thán phục người lính cứu hỏa vì bắt được con trăn lớn mà chỉ bằng tay không.

Rung minh linh cuu hoa khuat phuc tran khong lo bang tay khong-Hinh-2
 

Được biết, ông Pukpinyo đã bắt được khoảng 1 vạn con rắn, trăn trong suốt 16 năm. Trạm cứu hỏa nơi Pukpinyo làm việc mỗi năm nhận hơn 3.000 cuộc gọi của người dân nhờ giúp đỡ vì bị rắn "quấy nhiễu".

Ông Pukpinyo cũng bẫy được khoảng 800 con rắn mỗi năm, 70% trong số này là trăn không độc, số còn lại là rắn hổ mang và các loài rắn độc khác. Số rắn độc được Pukpinyo đưa tới một viện nghiên cứu để lấy nọc độc, chế thuốc giải.

Khi có thời gian, ông Pukpinyo thường chăm sóc cho các con rắn, trăn mà ông bắt được, mở các lớp dạy cách xử lý an toàn khi gặp rắn độc.

Nhà ở Bangkok thường xuyên có trăn và rắn "xâm chiếm", chúng có thể vào vườn hoặc bồn cầu để tìm kiếm thức ăn trong mùa mưa.

Lưu Thoa (theo Reuters)