Theo bài công bố của NASA trên Geophysical Research Letters, tín hiệu radio (vô tuyến) lạ tàu Juno bắt được có tần số từ 10-40 MHz, có thể được tạo ra bởi các electron chuyển động xoắn ốc trong từ trường của thiên thể. Trước đó, các nhà thiên văn từng bắt được tín hiệu radio tương tự từ chính Sao Mộc, nhưng đây là lần đầu tiên nó được phát hiện từ một mặt trăng.
|
Mặt trăng Ganymede - Ảnh: NASA |
Phát biểu trên Fox 8 Cleveland, ông Patrick Wiggins, một trong các đại sứ của NASA tại bang Utah, cho biết đó là một chức năng tự nhiên của thiên thể và không phải là dấu hiệu của sự sống thông minh ngoài hành tinh như nhiều người trông đợi. Tuy nhiên tín hiệu này sẽ là chi tiết đắt giả giúp chúng ta hiểu thêm về mặt trăng kỳ lạ này, một trong những đối tượng được NASA "chăm sóc" chu đáo.
Trước đó, vào năm 2018, cá nhà nghiên cứu từng phát hiện ra sóng điện từ bất thường gọi là "sóng điệp khúc", nhờ công của tàu vũ trụ Gallieo. Chính tàu vũ trụ này đã phát hiện ra từ quyển và dấu hiệu của đại dương ngầm ở Ganymede, 2 yếu tố khiến nó được đưa vào danh sách những thế giới có thể ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh.
Ganymede đồng thời là mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, với đường kính bằng 0,413 lần Trái Đất, tức to hơn cả Sao Thủy.
Theo Anh Thư/Người lao động