Những quan sát quy mô đầu tiên về nhiệt độ trên đỉnh mây cũng cho thấy xu hướng các đám mây hội tụ về phía xích đạo vào ban đêm.
Các kết quả đã được trình bày tại Cuộc họp chung EPSC-DPS 2019 tại Geneva, cung cấp những hiểu biết mới về bí ẩn của bầu khí quyển sao Kim.
Giáo sư Masato Nakamura, Giám đốc dự án của Akatsuki tại JAXA, cho biết: “Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng các kỹ thuật kiểm soát chất lượng và theo dõi đám mây Kim tinh để phân tích với độ chính xác cao về hướng và tốc độ của gió trên đám mây, bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập bởi thiết bị thăm dò tia UV cực tím (UVI) trong ba năm".
|
Nguồn ảnh: NASA. |
Họ phát hiện ra rằng, tốc độ gió hoạt động ở đỉnh mây không chỉ thay đổi theo thời gian, mà còn khác biệt ở phía bắc và Nam bán cầu. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các sóng khí quyển quy mô hành tinh ở đỉnh mây có thể tương tác với siêu vòng quay chính của hệ thống.
Giáo sư Horinouchi nói: "Sự bất đối xứng về tốc độ siêu quay của bầu khí quyển và gió trong các đám mây ở bán cầu bắc và nam có thể được gây ra, bởi sự thay đổi trong sự phân bố của chất hấp thụ tia cực tím không xác định", đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh lượng bức xạ từ Mặt trời mà sao Kim có thể hấp thụ.
Kết quả của chúng tôi cung cấp những hiểu biết mới về bầu khí quyển của sao Kim, cũng như tiết lộ sự phong phú của bầu khí quyển sao Kim trong không gian và thời gian.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Phys)