Tại sao có những cơn mưa trút cá, nhện, bò... ào ào xuống đất?

Google News

Trên thế giới không ít lần xuất hiện các cơn mưa kỳ lạ như mưa cá, nhện... thậm chí cả bò, khiến mọi người vô cùng tò mò.

Trong nhiều ghi chép khác nhau, những cơn mưa động vật xuất hiện không phải là hiếm và không chỉ có cá từ trên trời rơi xuống mà còn các sinh vật biển khác như bạch tuộc và động vật có vỏ, đôi khi chúng cũng là động vật lưỡng cư như ếch và cóc, thậm chí có một số ghi chép về mưa nhện.

Tai sao co nhung con mua trut ca, nhen, bo... ao ao xuong dat?

Ảnh minh họa.

Cơn “mưa cá” kỳ lạ tại Sri Lanka

Người dân tại một ngôi làng ở thị trấn Chilaw (phía tây Sri Lanka) đã nghe thấy những âm thanh lớn rơi trên mái nhà của mình. Ban đầu họ tưởng rằng đó là một cơn mưa đá, nhưng bất ngờ đó là một lượng lớn cá rơi từ trên trời xuống, giống như một cơn mưa.

Mưa nhện

Tháng 6/2007, một trận mưa nhện xuất hiện ở tỉnh Salta, Argentina. Christian Oneto Gaona cùng các bạn của mình đi du lịch ở Salta. Họ đi về phía dãy núi San Bernardo. Hai giờ sau đó, họ thấy rất nhiều nhện trên mặt đất với nhiều màu sắc khác nhau.

Mưa giun

Eleanor Beal, nhân viên Sở cảnh sát thành phố Jennings (bang Louisana, Mỹ), bủn rủn hết người khi chứng kiến trận mưa giun chưa từng thấy. Trên đường dày đặc giun đang bò lổm ngổm. Trên cánh đầu, cánh tay cô cũng toàn giun.

Mưa cóc

Sự kiện mưa "động vật" đầu tiên được biết đến vào ngày 24/10/1987, sau khi 2 tờ báo nổi tiếng của Anh là tờ Daily Mirror và tờ Daily Star đăng bài về việc một phụ nữ trung niên thông tin cho một số cơ quan chức năng ở địa phương rằng bà đã tận mắt chứng kiến ở thị trấn kế bên nơi bà sinh sống một trận mưa bão kèm theo rất nhiều cóc, nhái từ trên trời rơi xuống.

Mưa bò

Năm 1986, một cơn mưa bò ở biển Okhotsk, gần Siberia xuất hiện làm một con thuyền của ngư dân Nhật bị đắm. Có khoảng 23 con bò rơi từ trên trời xuống và 1 con rơi trúng thuyền của ngư dân.

Gần đây nhất, vào năm 2018, ở Trung Quốc, bạch tuộc, sao biển, tôm liên tiếp rơi từ trên trời xuống thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Trước đó, cũng từng xảy ra hiện tượng mưa cá vào năm 2017 ở thị trấn Tampico, Mexico và năm 2008 ở thị trấn Kerala, Ấn Độ.
Năm 2010, hàng trăm con cá rô trút xuống thị trấn Lajamanu, ở bang Northern Territory, Australia.

 



Tất cả do lốc xoáy?

Một trong những giải thích khoa học phổ biến nhất là những động vật này bị kéo lên cao bởi một cơn lốc xoáy khi đi qua đại dương hoặc các vùng nước, và sau đó rơi xuống khi tốc độ gió giảm.

Theo Science ABC, các nhà khoa học tin rằng lốc xoáy có thể là nguyên nhân gây ra mưa động vật. Theo Complete Weather Resource, cơn lốc xoáy hình thành trên mặt đất và di chuyển trên mặt nước. Khi không khí lạnh di chuyển qua nước ấm, nhiệt đột trong không khí sẽ tăng lên tùy theo điều kiện khí quyển của môi trường. Những cơn bão dữ dội có những cơn gió mạnh được biết đến là mang theo côn trùng và thậm chí là chim vào bầu khí quyển.

Những cơn lốc xoáy đủ mạnh để hút lấy không khí xung quanh, nước và các vật thể nhỏ. Những cơn lốc xoáy di chuyển và cuối cùng là tan biến và giải phóng những động vật bất đắc dĩ bị cuốn vào. Do đó, những con vật bị cuốn vào sẽ cách xa môi trường sống ban đầu của chúng.

Còn trong trường hợp ‘mưa bò’, các nhà chức trách tìm ra nguyên nhân là do máy bay vận chuyển bò đang bay trên không thì đàn bò nổi điên. Không còn cách nào khác, các phi cơ phải mở cửa khoang chở hàng và bò rơi từ máy bay xuống.

Thu Cúc