Phát hiện này được thực hiện với Đài quan sát tia X Chandra của NASA.
"Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy một ngôi sao tăng cường sinh ra nhờ một lỗ đen", ông Roberto Gilli thuộc Viện Vật lý thiên văn Quốc gia (INAF) ở Bologna, Ý, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Lỗ đen là một vật thể cực kỳ dày đặc mà không ánh sáng nào có thể thoát ra. Trọng lực to lớn của lỗ đen kéo theo khí và bụi xung quanh, và vật liệu đó cũng có thể bị phá hủy với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Các nhà khoa học cho rằng, lỗ đen siêu lớn quan sát được trong nghiên cứu mới này nằm ở trung tâm của một thiên hà cách Trái đất khoảng 9,9 tỷ năm ánh sáng. Thiên hà này có ít nhất bảy thiên hà lân cận, theo các quan sát mới.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Các nhà thiên văn học đã chứng kiến nhiều trường hợp lỗ đen ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thông qua việc ngăn chặn sự hình thành của các ngôi sao mới.
Điều này có thể xảy ra khi các tia bức xạ của lỗ đen bơm quá nhiều năng lượng vào khí nóng của thiên hà hoặc cụm thiên hà, khiến khí không thể hạ nhiệt đủ để tạo ra số lượng lớn các ngôi sao.
Nhưng với lỗ đen mới, họ tìm thấy hệ thống này có khả năng cân bằng tinh tế giữa tốc độ gia tốc nhiệt và tốc độ làm mát cho các đám mây, từ đó các đám mây có đủ nhiệt độ mát để hạ sinh sao, mà dòng khí nhiệt nóng không lấn át hoàn toàn như những lỗ đen khác.
Đồng tác giả Alessandro Peca nói: "Các lỗ đen khét tiếng hung hăng, thế nên không phải lỗ đen nào cũng như vậy".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)