Trái Đất đang “chết dần chết mòn” vì máy đào tiền ảo?

Google News

Việc đào tiền ảo đã trực tiếp hay gián tiếp thải ra môi trường lượng khí thải CO2 tương đương 5 nhà máy năng lượng sử dụng công nghệ lò đốt than. 

Các nhà khoa học tại Trường Đại học Hawaii (Mỹ) vừa công bố một kết quả nghiên cứu gây "sốc" liên quan tới việc đào tiền ảo và số phận của Trái Đất. Theo đó, các nhà khoa học ước tính việc đào tiền ảo đã trực tiếp hay gián tiếp thải ra môi trường khoảng 69 triệu tấn khí CO2, tương đương lượng khí thải của 15 nhà máy năng lượng sử dụng công nghệ lò đốt than.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn cảnh báo, việc đào tiền ảo có thể trở thành nhân tố làm Trái Đất ấm lên thêm 20C trong vòng 16 đến 22 năm tới nếu tiền ảo được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân của dự báo này không khó hiểu, bởi các máy tính đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn để xử lý các thuật toán liên quan tới tiền ảo và tất nhiên là sẽ sinh nhiệt, đồng thời khiến khí thải tăng lên.
Trai Dat dang “chet dan chet mon” vi may dao tien ao?
Máy đào tiền ảo đòi hỏi nguồn năng lượng điện rất lớn. 
Các con số nói trên vẫn chỉ đang là nghiên cứu độc lập của Đại học Hawaii. Để xác định rõ hơn tác động của tiền ảo, máy đào tiền ảo,... tới Trái Đất thì cần có những nghiên cứu rộng hơn và xem xét ở nhiều khía cạnh toàn diện hơn. Song đó chính là những con số rất đáng tham khảo để cho thấy một mặt nào đó sự tác động của công nghệ tới hành tinh xanh.
Từ năm 1990 đến nay, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu đã nóng lên 40% do hiệu ứng khí nhà kính. Trong đó, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến năm 2016 thì con số này đã chiếm 2,5%. Sự gia tăng dân số, phá rừng, công nghiệp hóa và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch,... được cho là những nguyên nhân chính góp phần gây ra những hậu quả nói trên.
Erik Solheim, người đứng đầu Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc nói: "Những con số này không biết nói dối. Chúng ta vẫn đang thải khí thải quá nhiều, và điều này cần phải được giải quyết. Trong vài năm gần đây, chúng ta đã sử dụng nhiều năng lượng tái tạo nhưng bây giờ, chúng ta phải tăng gấp đôi, gấp ba nỗ lực ấy".
"Chúng ta có rất nhiều giải pháp để giải quyết thách thức này. Trước mắt, những gì chúng ta cần làm là ý chí chính trị trên toàn cầu và phải cảm nhận được sự sốt sắng thật sự", Erik Solheim nói thêm.
Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo, cần phải nhanh chóng cắt giảm CO2 và các khí nhà kính khác để tránh "sự gia tăng nhiệt độ đến mức nguy hiểm" mà có thể sẽ vượt giới hạn đã đề ra tới năm 2100. "Các thế hệ tương lai sẽ kế thừa một hành tinh khắc nghiệt hơn nhiều", Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nói.
Trước đó, Tổ chức Thời tiết của Liên Hiệp Quốc từng phát đi cảnh báo về việc nồng độ CO2 trong khí quyển có tốc độ tăng kỷ lục trong năm 2016 - cao nhất trong 800.000 năm qua. Cụ thể, nồng độ CO2 trong khí quyển trung bình năm 2016 là 403,3 phần triệu (ppm), tăng so với mức 400 ppm của năm 2015.
Lần cuối cùng Trái Đất có nồng độ CO2 tương đương mức "đỉnh" của năm 2016 là cách đây khoảng 3 - 5 triệu năm, khi nhiệt độ ấm hơn 2 - 30C và mực nước biển cao hơn hiện nay 10 - 20m. Chỉ tính trong 70 năm qua, tỉ lệ tăng CO2 trong khí quyển đã cao gấp gần 100 lần so với thời kỳ cuối cùng của kỷ nguyên băng hà, WMO cho biết.
Theo Ngọc Phạm/ Dân VIệt