Xác ướp này được tìm thấy trên sa mạc Atacama ở Chile vào năm 2003 và sau đó thuộc sở hữu một nhà sưu tập người Tây Ban Nha. Xác ướp có tên gọi là Ata, cao chỉ 15 cm và có vẻ bề ngoài trông như những người ngoài hành tinh mà chúng ta thường tưởng tượng với bộ xương cấu tạo như người và chiếc đầu hơi bất thường.
|
Xác ướp chỉ dài vỏn vẹn 15 cm và như còn nguyên vẹn hoàn toàn. Ảnh: DM |
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu gần đây nhất vừa được công bố vào tháng 3 trên tạp chí Genome Research, các nhà khoa học thuộc ĐH Stanford đã phân tích gen, xương của bộ hài cốt và đưa ra kết luận rằng Ata thực chất là một bé gái bị đột biến gen, bao gồm xương lão hóa quá nhanh chứ không phải là người ngoài hành tinh.
|
Xác ướp bí ẩn ở sa mạc Chile đơn thuần có thể là bào thai 15 tháng tuổi bị sinh non. Ảnh: DM |
Mặc dù vậy, nghiên cứu ngay lập tức vấp phải nhiều hoài nghi về mặt đạo đức cũng như phân tích gen. Theo chính phủ Chile, xác ướp đã được đưa ra khỏi nước này trái phép và các nghiên cứu không nên được thực hiện.
Thậm chí một số nhóm các nhà khoa học khác đã đưa ra những phản biện đối với các nhà khoa học ở Stanford, đồng thời chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý trong nghiên cứu trên. Chẳng hạn như việc các nhà khoa học Stanford cho rằng đây là xương của một bé gái bị biến đổi gen nên chỉ có 10 cặp xương sườn thay vì 12 như người bình thường thì bị phản biện rằng đây chỉ là bào thai 15 tuần tuổi nên số xương sườn chưa phát triển đầy đủ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học quốc tế mới cho rằng “hộp sọ kéo dài” của xác ướp hoàn toàn bình thường đối với một bào thai chào đời sớm chứ không phải do biến đổi gen.
Các nhà khoa học quốc tế cho rằng “hộp sọ kéo dài” của xác ướp hoàn toàn bình thường đối với một bào thai chào đời sớm chứ không phải do biến đổi gen.
“Việc phân tích gen của Ata là bất bình thường vì thật ra không có bất cứ đột biến di truyền nào liên quan đến xương hay có thể ảnh hưởng đến xương. Các nghiên cứu này thực chất chưa được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn xác định tuổi, sử dụng kỹ thuật khảo cổ sinh học hay nhi khoa nào cả và chúng tôi nghi ngờ cả về đạo đức và tính hợp pháp của nghiên cứu trên" - GS Sian Halcrow, thuộc ĐH Otago, cho biết.
Theo Tú Quyên/PLO