Hình ảnh từ kính viễn vọng Murchison Widefield Array (MWA) cho thấy thiên hà của chúng ta sẽ trông như thế nào, nếu mắt người có thể nhìn thấy sóng vô tuyến.
Nhà vật lý thiên văn, Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker đến từ Đại học Curtin thuộc Trung tâm nghiên cứu thiên văn vô tuyến quốc tế (ICRAR) đã tạo ra những hình ảnh mới, bằng cách sử dụng siêu máy tính lượng tử Pawsey ở Perth.
"Hình ảnh của chúng tôi đang nhìn thẳng vào giữa trung tâm Milky Way, hướng tới một khu vực gọi là trung tâm thiên hà".
|
Nguồn ảnh: Space. |
Dữ liệu cho nghiên cứu này được lấy từ cuộc khảo sát MWA GaLactic và Extragalactic All-sky, hay viết tắt là GLEAM, lập bản đồ bầu trời bằng sóng vô tuyến ở tần số từ 72 đến 231 MHz.
Kết quả cho thấy, hệ thống đã phát hiện 27 tàn dư siêu tân tinh, là phần còn lại của các ngôi sao đã kết thúc cuộc đời của chúng trong các vụ nổ sao khổng lồ từ hàng ngàn đến hàng trăm ngàn năm trước.
Những ngôi sao này có thể từng nặng hơn gấp tám lần so với Mặt trời, trước khi chúng bị hủy diệt kịch tính vào hàng ngàn năm trước.
Những tàn dư siêu tân tinh trẻ hơn và gần hơn rất dễ phát hiện.
Các tàn dư siêu tân tinh mới được phát hiện nằm trong một khu vực trống rỗng, cách xa mặt phẳng của thiên hà chúng ta, và vì vậy mặc dù còn khá trẻ nhưng chúng cũng rất mờ nhạt.
"Đó là phần còn lại của một ngôi sao đã chết cách đây chưa đầy 9.000 năm”.
Tiến sĩ Hurley-Walker cho biết, hai trong số những tàn dư siêu tân tinh được phát hiện là "trẻ mồ côi" khá bất thường, được tìm thấy ở một vùng trời không có ngôi sao lớn. Những tàn dư siêu tân tinh khác được phát hiện trong nghiên cứu này lại rất già.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)