4 bài học phải “gối đầu giường” nếu muốn thành công

Google News

Trở thành tỷ phú tự thân có tuổi đời còn rất trẻ, Bhavin Turakhia có một quan điểm khởi nghiệp khác biệt so với hầu hết doanh nhân hiện nay.

Tỷ phú tự thân Bhavin Turakhia trở thành tỷ phú đô la khi chưa bước sang tuổi 40. Xuất thân từ gia đình nghèo khó tại Ấn Độ, vị tỷ phú đã tự mình gây dựng rất nhiều công ty “kỳ lân” nổi tiếng khắp thế giới.
Ông và anh trai Divyank đã ra mắt công ty công nghệ đầu tiên của họ, Directi, với khoản vay 375 USD (gần 9 triệu đồng) từ cha của họ vào năm 1998. Sau một thời gian, họ đã có thể bán bốn công ty phát triển trình duyệt web của họ - BigRock, LogicBoxes, ResellerClub và Webhosting.info – cho công ty lưu trữ Endurance International Group với giá 160 triệu đô la (3.700 tỷ đồng) vào năm 2014. Công ty tiếp theo của anh em Turakhia là một doanh nghiệp quảng cáo có tên Media.net được bán với giá 900 triệu đô la (gần 21.000 tỷ đồng) sau chưa đầy bảy năm sau khi ra mắt.
4 bai hoc phai “goi dau giuong” neu muon thanh cong
Tỷ phú tự thân Bhavin Turakhia. Nguồn: Entrepreneur. 
Bhavin đã chia sẻ bốn bài học kinh doanh cốt lõi của mình để dẫn đến thành công của ông trên nhiều ngành công nghiệp như hiện nay.
Bài học 1: Tạo giá trị so với định giá
Thay vì tập trung vào việc công ty đáng giá bao nhiêu trước các nhà đầu tư, Bhavin tin rằng các nhà sáng lập phải tập trung cao độ vào giá trị mà họ cung cấp cho khách hàng.
Thay vì loay hoay với các số liệu không thực sự quan trọng như lưu lượng truy cập và số lượng nhân viên, ông khuyên nên tập trung vào điểm số quảng bá mạng (NPS), sự hài lòng và lợi nhuận của khách hàng.
Ông cảnh báo rằng nếu các doanh nhân tập trung vào việc định giá, họ sẽ tối ưu hóa mọi thứ hướng tới mục tiêu đó và có thể bỏ lỡ tiềm năng tạo ra giá trị thực sự.
Bài học 2: Sáng tạo quan trọng hơn tiền bạc
Các công ty đầu tư lớn có xu hướng chi tiền vào các vấn đề thay vì tìm kiếm các giải pháp sáng tạo. Thế giới khởi nghiệp chỉ trao phần thưởng cho những đổi mới thực sự hướng tới giải quyết một vấn đề của xã hội.
Khi sở hữu nhiều tiền, bạn sẽ tập trung cho việc thu hút khách hàng hơn là tìm ra phương pháp đổi mới công nghệ. Bạn có thể thuê một đại lý để thực hiện nghiên cứu thị trường để có hiểu biết sâu sắc hơn về những khía cạnh mà mà công ty của bạn đã bỏ lỡ.
“Nghịch lý tạo ra sự đổi mới”, Bhavin nói. “Nếu một doanh nghiệp được tài trợ quá nhiều tiền, thì luôn luôn có một sự cám dỗ khiến họ dễ dàng ném tiền vào các vấn đề thay vì đào sâu tìm giải pháp sáng tạo”.
Bài học 3: Chất lượng nhân sự hơn là số lượng nhân sự
Vấn đề tiếp theo liên quan chặt chẽ đến việc nhận được quá nhiều đầu tư khi mới khởi nghiệp. Nó mang lại cám dỗ mở rộng đội ngũ nhân viên quá nhanh chóng khiến công ty có vẻ lớn mạnh và thành công, hơn là giữ một đội ngũ nhỏ, ưu tú, nhanh nhẹn và chủ động.
“Số lượng không thể thay thế cho chất lượng. Bạn có thể tìm thấy 100 vận động viên trung bình và đưa họ vào một đội thể thao nhưng bạn vẫn không thể giành được huy chương vàng”, Bhavin khẳng định.
Bài học 4: Giữ tập trung
Bhavin nói, tỷ lệ thành công tỷ lệ thuận với mức độ tập trung mà bạn có thể giải quyết vấn đề. Các nhà đầu tư không thể kiểm soát được hoạt động của mọi công ty trước những rủi ro gặp phải. Nhưng các doanh nhân cần chọn một vấn đề lớn nhất và tập trung tất cả năng lượng của họ để có thể giải quyết nó tốt hơn bất kỳ ai khác.
“Một trong những nguyên nhân lớn nhất giết chết các công ty khởi nghiệp là người đứng đầu mất tập trung”, theo ông Bhavin. Các công ty khởi nghiệp cố gắng hoàn thiện quá nhiều thứ từ sớm và không thành công trong bất kỳ công việc nào. Các doanh nhân phải cẩn thận chọn vấn đề mà họ lựa chọn là đáng để giải quyết nhất, đi sâu tìm hiểu và kết thúc vấn đề một cách hoàn hảo.
Theo Huy Nguyễn/Dân Việt