Kết phiên 5/4, cổ phiếu SHB ủa Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội bất ngờ nằm sàn tại mức 24.300 đồng/cp, giá trị giao dịch đạt gần 15 triệu đơn vị.
Kết phiên cổ phiếu này ghi nhận dư bán hơn 42 triệu đơn vị, bên cạnh đó nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng gần 6 triệu cổ phiếu.
Diễn biến nằm sàn của SHB là dấu chấm hết cho chuỗi tăng sốc 5 phiên giao dịch trước đó với kịch bản cổ phiếu được kéo giá tăng mạnh (có thể lên giá trần) vì một lệnh giao dịch khủng chỉ trong vài phút ngắn ngủi.
|
SHB ăn nguyên cây sàn sau chuỗi tăng nóng. |
Hiện Tập đoàn T&T của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) đang là cổ đông lớn nhất của SHB với gần 120 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 9,97% vốn, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) sở hữu vừa hạ sở hữu về 1,48% vốn.
Bản thân Chủ tịch Đỗ Quang Hiển nắm giữ 33 triệu cổ phiếu SHB - tương ứng tỷ lệ 2,74% và hai người chị của bầu Hiển là Đỗ Thị Thu Hà nắm 2,05%, bà Đỗ Thị Minh Nguyệt nắm giữ 0,7% vốn SHB, tổng cộng 33,2 triệu cp.
Hồi cuối tháng 1 đầu tháng 2/2020, con trai thứ của ông Đỗ Quang Hiển là Đỗ Vinh Quang đã gây hoang mang giới tài chính khi chính thức chi tới hàng trăm tỷ đồng để mua thành công 35,9 triệu cp SHB ngay vùng đáy (6.000-6.500 đồng/cp), nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng lên mức 2,98% vốn.
Sắp tới đây, SHB dự kiến sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20,5% bằng cổ phiếu, trong đó 10% cho năm 2019 và 10,5% cho năm 2020.
Sau khi hoàn thành việc chi trả cổ tức, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên mức gần 21.300 tỷ đồng (tương đương tăng 21% so với vốn điều lệ hiện tại).
Việc tăng vốn điều lệ nằm trong lộ trình phát triển của SHB nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao tỷ lệ an toàn theo chuẩn Basel II và hướng tới tuân thủ Basel III.
Bên cạnh đó, SHB đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 với con số tăng trưởng ấn tượng hơn 70%, dự kiến đạt 5.800 tỷ đồng.
Anh Nhi