Chị Lê Thị Non, thị xã Sông Cầu làm nghề chế biến cá đét khô đã 10 năm. Cứ đều đặn 2 giờ sáng chị ra bến để mua cá chở về trại làm. “Cá đét có thân dài khoảng 30 – 40 cm, gần giống cá hình nhưng nhỏ va dẹt hơn. Có lẽ vì thế nên nó được gọi là cá đét. Thịt cá ngọt lịm, giòn giòn, thơm phức. Loại cá này có nhiều nhất ở Phú Yên, nhưng nhiều nhất là ở biển thị xã Sông Cầu”.
|
Cá đét có thân dài khoảng 30 – 40 cm, gần giống cá hình nhưng nhỏ va dẹt hơn. (Ảnh: Dương Thanh Xuân) |
Để làm khô cá đét ngon ngọt, dứt khoát phải chọn cá thật tươi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào bí quyết ướp cá, tùy theo kinh nghiệm và thời tiết mà “độ muối”, “độ nắng” cũng thay đổi. Cá vừa mới bắt được các ngư dân làm ngay bằng cách cắt bỏ đầu, rửa sạch, xẻ đôi rồi nấu nước muối pha ít hạt nêm với độ mặn vừa phải để ngâm cá.
|
Cá đét đem đi phơi khô. (Ảnh: Dương Thanh Xuân) |
Cá sau khi ngâm muối vớt ra để ráo tiếp tục tẩm muối ớt. Công đoạn cuối và cũng quan trọng nhất là đem phơi nắng. Cá được trải lên vỉ đặt lên giàn cao, cách mặt đất từ 1-1,5m để phơi, tránh bị dính cát. Nắng vừa đủ gắt để cá se mình, dẻo thịt, không bở mà vẫn giữ nguyên vị ngọt của cá. Cá đét khô đạt chuẩn khi lớp ngoài ráo hẳn nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi rói. Mỗi lứa cá đét khô cần 2 nắng (phơi hai ngày) là vừa khô tới.
|
Theo chị Non, ngày nắng cá được phơi khô tự nhiên, nhưng nếu có mưa, người làm phải dùng củi để hong cho khô. Ảnh: Dương Thanh Xuân |
Cứ 5 kg cá đét tươi mới làm được 1 kg cá khô. Những con to sẽ được bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg, với những con nhỏ hơn sẽ có mức giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg.
|
Nhiều người dân ở Phú Yên vừa cười vừa cho hay, ăn cá đét khi nhậu còn ngon hơn cả khi ăn với cơm (Ảnh: IT) |
Cá đét mềm, ít xương, khi ăn ngọt thịt và có mùi nồng nồng, hăng hăng khá đặc trưng. Được nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm khô cá đét được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước, từ Hà Nội cho tới TP. Hồ Chí Minh.
Theo Liên Lê/Dân Việt