Lên rừng Tây Bắc hái quả này ép dầu đem bán, thu tiền mỏi tay

Google News

Ngoài ra, vỏ và rễ của cây này còn có thể dùng để làm nước súc miệng.

Vùng rừng núi Tây Bắc có rất nhiều giống cây có giá trị kinh tế cao, tiêu biểu phải kể đến cây dầu trẩu. Chúng không chỉ mọc nhiều ở Việt Nam mà còn xuất hiện rất phổ biến ở Trung Quốc.

Cây dầu trẩu còn được biết đến với tên gọi khác là cây dầu sơn, trẩu núi hay cây thiên niên đồng. Vỏ và rễ của chúng thường được sử dụng làm nước súc miệng chữa sâu răng, đau nhức chân răng (lưu ý không được nuốt). Ngoài ra, hạt trẩu còn có thể ép thành dầu - chuyên dùng để trị mụn nhọt. Bã hạt còn có thể dùng làm phân bón.

Vào tháng 3 và tháng 4, câu dầu trẩu sẽ ra hoa, sau đó sẽ cho thu hoạch quả vào tháng 10 hàng năm. Hoa có màu trắng với 5 cánh đẹp mắt, nhìn từ xa hơi giống với hoa đào đá. Quả dầu trẩu khi còn non sẽ có hình giống như lồng đèn với thân tròn, đuôi nhọn. Khi chín, vỏ quả sẽ chuyển dần sang màu tím đen, vỏ quả nhăn nheo. Chờ quả già, bạn có thể thu hái hạt để ép lấy dầu, còn vỏ cây có thể thu hoạch vào mùa xuân.

Trên thị trường hiện tại, người tiêu dùng có thể mua tinh dầu trẩu với giá khoảng 60.000 - 100.000 đồng/chai nhỏ. Còn ở Trung Quốc, 1 lít dầu ép từ loại hạt này có thể lên đến 70 NDT, tương đương 247.000 đồng.

Ngoài công dụng ép lấy dầu, lấy vỏ để trị các bệnh về răng, cây dầu trẩu còn được trồng để lấy gỗ do thân cây to, chiều cao trung bình lên đến 12 - 18 mét.

Theo Hương Nguyễn /Dân Việt