Nơi vừa phát hiện kho tiền khủng ẩn sâu dưới đất, dùng 1000 năm cũng không hết

Google News

Phát hiện trữ lượng lớn đất hiếm dự kiến sẽ mở ra cơ hội đưa rất nhiều tiền về sau khi xuất khẩu.

Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát hiện một trữ lượng lớn đất hiếm ở tỉnh Esksehir, tây bắc nước này. Điều đáng nói là số lượng đất hiếm ở đây đủ để dùng trong 1000 năm. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ rầm rộ đưa thông tin khiến nhiều người chú ý.

"Phát hiện này sẽ tạo công ăn việc làm cho người địa phương và giới trẻ. Việc khai thác các mỏ giúp chúng tôi gia nhập nơi sản xuất đất hiếm của thế giới", Metin Cekic, thành viên hội đồng quản trị Hiệp hội các nhà xuất khẩu khoáng sản và kim loại Istanbul (IMMIB) bày tỏ.

Noi vua phat hien kho tien khung an sau duoi dat, dung 1000 nam cung khong het

Đất hiếm là thứ quan trọng trong công nghiệp (Ảnh minh họa).

Ông Cekic cho biết, các mỏ được phát hiện chứa khoảng 694 triệu tấn đất hiếm, có thể đóng góp hàng tỷ USD cho nền kinh tế đất nước.

Đất hiếm có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Bởi nó chứa 17 nguyên tố Cerium (Ce); Dysprosium (Dy); Erbium (Er); Europium (Eu); Gadolinium (Gd); Holmium (Ho); Lanthanum (La); Lutetium (Lu); Neodymium (Nd); Praseodymium (Pr); Promethium (Pm); Samarium (Sm); Scandium (Sc); Terbium (Tb); Thulium (Tm); Ytterbium (Yb) và cuối cùng là Yttrium (Y).

Trong số đó, không phải nguyên tố nào cũng hiếm vì chúng có mặt khắp nơi trong vỏ trái đất, chỉ có Promethium là cực hiếm vì chỉ có 570g trong toàn bộ vỏ trái đất. Các nguyên tố trong đất hiếm sẽ được dùng cho sản xuất điện thoại di động, động cơ xe hơi cả xe xăng và xe điện, pin mặt trời, thiết bị trong ngành vũ trụ. Chưa kể việc khai thác không hề dễ dàng, khó khăn. Cuối thế kỷ 20, Mỹ từng là nhà cung cấp đất hiếm số 1 thế giới. Song việc khai thác khó khăn, Mỹ không muốn gây ra những rủi ro với môi trường nên đã dần loại bỏ ngành công nghiệp khai thác đất hiếm.

Trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới vào khoảng 55 triệu tấn, đứng thứ hai là Brazil, sau đó là Mỹ, Ấn Độ... Trong vòng khoảng 30 năm qua, Trung Quốc luôn đứng số 1 thế giới về khai thác và xuất khẩu đất hiếm.

Hồi năm 2017, Nhật Bản cho biết đã phát hiện trữ lượng lớn đất hiếm nằm ngoài khơi đảo Minamitori. Tại đây có tới 16 triệu tấn đất hiếm, ở lõi sâu 10m trong trầm tích dưới đáy biển. Số lượng đất hiếm này nằm trên diện tích khoảng 2500km2.

Thấy rõ tiềm năng từ đất hiếm năm 2021, Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc đã phê duyệt việc thành lập tập đoàn mới sau khi hợp nhất ba công ty: China Minmetals Rare Earth Co, Chinalco Rare Earth & Metals Co và China Southern Rare Earth Group Co. Sau khi sáp nhập thì công ty mới thành lập sẽ có tên là Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc (China Rare Earth Group). Tập đoàn này sẽ đứng ra khai thác đất hiếm ở các tỉnh của Trung Quốc..


Theo Nghi Dung/Dân Việt