Thu nhập cao nhưng vẫn lao đao
Đây là câu chuyện về một cô gái trẻ sống ở TP. HCM đực chia sẻ trên Dân trí. Đ.T.L, 28 tuổi là một trưởng nhóm bộ phận event một công ty truyền thông ở TP. HCM, thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/tháng, chưa kể thưởng. Tổng thu nhập mỗi năm của cô rơi vào khoảng 600 triệu đồng.
Cô thuộc tuýp người làm hết sức, chơi hết mình nên chuyện tiết kiệm được xem là việc xa xỉ. Hàng tháng, cô thường xài đến đồng tiền cuối cùng, thậm chí còn tiêu "lẹm" cả vào tháng sau.
Cô đều đặn check-in cà phê sang chảnh, ăn thử hết các món ngon quán lạ, hàng online đặt không ngừng nghỉ...
Ảnh minh họa
Trước khi nCoV xuất hiện, mỗi năm cô phải đi du lịch nước ngoài 2-3 lần. Trong nước thì khỏi phải nói, có thời gian là lại lên đường.
Dịch bệnh bắt đầu từ năm 2020 làm kế hoạch du lịch của cô gái trẻ bị hạn chế. Đến gần giữa năm, cô quyết định chuyển chỗ ở, nâng cấp đời sống. Thay vì ở khu nhà trọ mini, L. chuyển sang một khu chung cư có hồ bơ, phòng tập với giá thuê là 9 triệu đồng/tháng.
Khoản để dành duy nhất của cô gái trẻ này là tiền góp chung với chị gái mua một mảnh đất vườn ở quê. Nói góp 100 triệu nhưng cô chỉ đưa có một nửa.
Sang đợt dịch này, dịch vụ sự kiện "liêu xiêu". Nhiều người mất việc, cô may mắn hơn được làm online nhưng với mức 50% lương cứng chưa đến 3 triệu đồng.
Mấy tuần đầu, cô vẫn có thể ung dung ngồi nhà đặt đồ ăn, mua sắn online. Chỉ đến khi trả tiền hàng nhưng tài khoản không đủ, cô mới giật mình. Cô giá 28 tuổi này sớm phải đi vay mượn để trả tiền nhà, tiền điện nước, chi tiêu. Mới qua 3 tháng làm việc online, cô đã kịp có thêm khoản nợ 50 triệu đồng.
Nguyên tắc tiết kiệm ngay cả người giàu cũng phải áp dụng
Nhiều người trẻ giống trường hợp của cô gái nêu trên đang chọ lối sống YOLO (You only live once - Bạn chỉ sống một lần trong đời), sống hôm nay mà không biết đến ngày mai.
Tuy nhiên, dù bạn là ai, thu nhập như thế nào nếu không luôn giữ thói quen chi tiêu mạnh tay, không có tiền dự phòng thì có thể rơi vào khó khăn bất cứ lúc nào.
Dưới đây là gợi ý một số nguyên tắc tiết kiệm tiền, ngay cả người giàu cũng đang áp dụng để bạn tham khảo.
Đặt ra giới hạn chi tiêu
Bạn cần cân nhắc thu nhập của mình để đặt ra giới hạn chi tiêu của bản thân. Phương pháp này được giới tài chính gọi là 50-30-20. Nghĩa là bạn sẽ dành 50% thu nhập cho những điều quan trọng như tiền nhà, ăn uống, học hành...; 30% dành cho nhu cầu cá nhân như giải trí, mua sắm... và 20% còn lại dành cho tiết kiệm.
Quy tắc 24h
Đây là nguyên tắc giúp bạn hạn chế thói quen mua sắm bốc đồng. Khi muốn mua một món đồ nào đó, hãy suy nghĩ trong vòng 24h. Hãy xem sau một ngày bạn có còn thực sự thích và thấy cần phải mua món đồ đó hay không. Nếu không, bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền mua sắm rồi đầy.
Dùng tiền mặt
Việc quẹt thẻ giúp cuộc sống hiện đại trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó lại là tai họa dành cho nhóm người sử dụng thẻ tín dụng. Với chiếc thẻ trong tay, bạn có xu hướng tiêu tiền bừa bãi, thậm chí để bản thân rơi vào nợ nần. Để kiểm soát chi tiêu tốt hơn, bạn nên dùng tiền mặt. Từng đồng tiền vơi đi sẽ cho bạn biết mình sắp "cháy túi".
Mua sắm vào những dịp giảm giá
Giảm giá thì ai cũng thích. Ngay cả những tỷ phú thế giới như ông chủ Facebook Mark Zuckerberg cũng mua đồ giảm giá đấy. Nhưng họ mua sắm có mục đích và chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết. Mua sắm bừa bãi sẽ khiến bạn sớm "phá sản". Mỗi dịp sale, hãy lập ra kế hoạch mua những món đồ mình cần, tránh mua lan man.
Theo Thanh Huyền/ Khoevadep